Phát triển bền vững Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Phát triển bền vững Vườn quốc gia Bù Gia Mập

19/08/2022

Với diện tích 25.598,18 ha, Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu vực rừng liền vùng, liền khoảnh có trữ lượng động, thực vật lớn duy nhất còn lại của tỉnh Bình Phước. Đây là nơi bảo tồn mẫu chuẩn sinh thái và các nguồn gen quý hiếm của các loài động, thực vật rừng ẩm nhiệt đới, đặc trưng cho đới chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mà các khu vườn quốc gia khác không có được.

Với tầm quan trọng đó, ngoài thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng, động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng luôn là điều cấp thiết.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn mẫu chuẩn sinh thái và các nguồn gen quý hiếm của các loài động, thực vật rừng ẩm nhiệt đới. Trong ảnh: Vườn quốc gia hướng nhìn ra UBND xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập – Ảnh: Phú Quý

Nơi tái tạo sự sống cho động vật

Trung bình mỗi năm, Ban quản lý (BQL) Vườn quốc gia Bù Gia Mập tiếp nhận hơn 100 cá thể động vật thuộc nhóm 1B (nhóm cực kỳ quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng như vượn, culi, rái cá…), 2B (nhóm nguy cơ cao như trăn, chồn, rùa…) do người dân tự nguyện giao nộp và tang vật trong các vụ án do lực lượng chức năng thu giữ từ hoạt động bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép. Các cá thể động vật hoang dã sau khi tịch thu, tiếp nhận được bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc BQL Vườn quốc gia Bù Gia Mập tập luyện, phục hồi, nuôi dưỡng, khi đủ điều kiện sẽ thả về rừng tự nhiên.

Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Trần Văn Trưởng chia sẻ: Để tập luyện, phục hồi được bản năng động vật hoang dã, khi tiếp nhận về chúng tôi sẽ phân loại cá thể đó thuộc nhóm, loài nào, điều kiện tập luyện ra sao, yêu cầu những gì? Động vật hoang dã phải có môi trường để chúng phục hồi được kỹ năng săn bắt, cho ăn những loại thức ăn phù hợp mà người dân hay cho ăn trong quá trình nuôi nhốt từ trước; sau đó sẽ thay đổi, dịch chuyển dần về gần với môi trường tự nhiên. Đến khi chúng hoàn toàn ăn được thức ăn tự nhiên cũng như các điều kiện khác đảm bảo thì mới tái thả.

Cán bộ Vườn quốc gia Bù Gia Mập đến nhà người dân tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và động vật hoang dã

Sau 8 năm thành lập, đến nay Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (trước đây là Phòng Cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật) đã tiếp nhận số lượng cá thể khá lớn để tập luyện, phục hồi, nuôi dưỡng, tuy nhiên mức đầu tư xây dựng cơ sở vật chất vẫn còn rất hạn chế. Hiện trung tâm chỉ có 10 chuồng nuôi, cứu hộ, trong khi phải tiếp nhận nuôi dưỡng hơn 100 cá thể. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu, trung tâm phải ngăn chia chuồng thành nhiều ô nhỏ, trong đó có chuồng nuôi dưỡng nhiều nhóm, loài khác nhau.

Cán bộ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật, BQL Vườn quốc gia Bù Gia Mập tận tình chăm sóc các cá thể trước khi thả về môi trường tự nhiên

“Để tiếp nhận thêm cá thể cũng như để động vật hoang dã trước khi tái thả được khỏe mạnh, thích ứng tốt với môi trường tự nhiên, ngoài xây dựng thêm chuồng thì cần có các khu tập luyện, phục hồi chuyên biệt cho các loài động vật. Cụ thể như khu tập luyện riêng cho loài bò sát, linh trưởng hay chim, thú ăn thịt… Chưa kể hiện đơn vị chỉ có 6 cán bộ, viên chức; đồng thời chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về thú y, sản xuất, chế biến thức ăn cho động vật hoang dã… Vì thế, công tác tập luyện, nuôi dưỡng, phục hồi động vật hoang dã chưa đạt được kết quả như mong muốn trước khi thả về môi trường tự nhiên” – ông Trần Văn Trưởng trăn trở.

Có không ít động vật không thể tiếp nhận thêm cũng như phải giữ lại nuôi dưỡng vĩnh viễn do không thể phục hồi hoàn toàn chấn thương. Đây là vấn đề nan giải cần được sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ của chính quyền các cấp cũng như mạnh thường quân để xây dựng cơ sở vật chất hoàn thiện, đảm bảo tiếp nhận, phân loại, nâng cao hiệu quả việc tập luyện, phục hồi, nuôi dưỡng và tái thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
Ông TRẦN VĂN TRƯỞNG,
Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

Linh hoạt các biện pháp bảo vệ rừng

Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện có 1.114 loài thực vật, 105 loài thú, trong đó có rất nhiều động, thực vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Vì thế, những năm qua công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn động, thực vật nơi đây luôn được BQL vườn đặc biệt quan tâm, chú trọng và thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp.

Cổng chào vào Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Ngoài lực lượng kiểm lâm, Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn có lực lượng cộng đồng nhận khoán tham gia bảo vệ rừng. Ông Điểu Tơn, thành viên Tổ nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập cho biết: Tổ nhận khoán có 36 người, chia thành 3 ca trực, mỗi ca trực liên tục trong 10 ngày với diện tích hơn 2.000 ha. Trong thời gian đi tuần tra, kiểm soát, ngoài tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ rừng, động vật hoang dã thì những đối tượng vào rừng bẫy bắt thú, phá rừng trái phép khi phát hiện, chúng tôi bắt giữ và giao ngành chức năng xử lý theo quy định. Từ đó, ý thức người dân được nâng cao, ít vi phạm hơn.

Một góc vùng lõi Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, BQL vườn quốc gia cũng đã ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Giám đốc BQL Vườn quốc gia Bù Gia Mập Vương Đức Hòa cho biết: Đối với các loài động vật hoang dã thông thường cũng như quý hiếm, chúng tôi có đội ngũ khoa học – kỹ thuật thực hiện các đợt điều tra, khảo sát, giám sát đa dạng sinh học các tuyến điểm, sau đó sẽ chuyển cho lực lượng kiểm lâm giám sát, mai phục các đối tượng xâm nhập vào rừng bẫy bắt. Khi tuần tra, xác định được khu vực nào thú hay đi ăn thì kiểm tra người dân có đặt bẫy không; hoặc tuyến điểm nào nghi lâm tặc sử dụng súng thì phải mai phục, ngăn chặn ngay từ đầu. “Đặc biệt, hiện nay đơn vị đã cài đặt và sử dụng phần mềm Smart Mobile trong công tác tuần tra, kiểm tra, theo dõi diễn biến rừng, quản lý lâm sản, động vật hoang dã. Qua đó giúp công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã được thực hiện hiệu quả hơn rất nhiều so với trước” – ông Vương Đức Hòa tin tưởng.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng, ngoài xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích thì BQL Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn tuyên truyền bằng nhiều hình thức như gắn với họp dân, chiếu phim, tuyên truyền lưu động, trực tiếp đến từng nhà dân, tổ chức các hội thi vẽ tranh, hỏi – đáp… Trọng tâm các buổi tuyên truyền là giới thiệu với người dân về vai trò, giá trị quan trọng của rừng, hướng dẫn nhận diện một số loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới… triển khai quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và kêu gọi nhân dân chung tay bảo vệ. Nhờ đa dạng các hình thức đã tạo sự hứng thú, thu hút đông người dân hưởng ứng, tham gia. Tuy nhiên, những người thường xuyên vắng nhà không tham gia các cuộc hội họp lại là đối tượng xâm nhập rừng trái phép nên BQL vườn đang tìm giải pháp và có cách xử lý riêng.

Bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến bảo vệ môi trường. Khi chúng ta gìn giữ không để tác động đến tài nguyên rừng như phá rừng làm rẫy, cháy rừng thì môi trường sống ở khu vực đó rất tốt. BQL vườn từ khi thành lập đến nay chưa có vụ phá rừng làm rẫy nào xảy ra, chỉ có cháy ngầm và đã được dập tắt kịp thời.
Ông VƯƠNG ĐỨC HÒA,
Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Nhiều giải pháp được triển khai đã hạn chế tối đa vụ việc vi phạm về bẫy bắt động vật, chặt phá rừng, năm sau giảm hơn năm trước về cả mức độ lẫn quy mô. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay chưa phát hiện vụ việc nào. Những nỗ lực này của BQL Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã góp phần bảo vệ nghiêm ngặt rừng, bảo vệ sự sống của các loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Vũ Thuyên
Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/90/136015/phat-trien-ben-vung-vuon-quoc-gia-bu-gia-map
Ba điểm du lịch tâm linh ở Bình Phước

Ba điểm du lịch tâm linh ở Bình Phước

19/08/2022

Núi Bà Rá (thị xã Phước Long), chùa Quang Minh (thành phố Đồng Xoài), chùa Sóc Lớn (huyện Lộc Ninh) là những điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bình Phước.

Núi Bà Rá

Núi Bà Rá thuộc địa phận hai phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên thành kính là “Bơnom Brah” – “ngọn núi Thần”, trong khi đó, đồng bào Khmer gọi là núi ” Chân Phật”. Với độ cao 723m, địa hình hiểm trở, núi Bà Rá ghi dấu nhiều chiến tích anh dũng cũng như nhiều giai thoại, gắn liền các sự kiện lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Núi Bà Rá gắn liền các sự kiện lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Một công trình tâm linh trên núi Bà Rá. Ảnh: Baobinhphuoc

Núi Bà Rá nổi tiếng với dòng sông Bé uốn quanh co, với Thác Mẹ, Thác Mơ, với hệ thực vật đa dạng phong phú được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào hệ thống rừng đặc chủng của cả nước.

Từ Đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc đá là lên đến đỉnh núi. Đường lên núi được bao phủ bởi một màu xanh của lá trúc, lồ ô, đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cổ thụ khoảng vài trăm năm tuổi. Đứng trên đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể nhìn thấy trung tâm thị xã Phước Long, thị trấn Thác Mơ và thuỷ điện Thác Mơ rộng 12.000 ha và được hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảm nhận luồng gió mát lạnh từ hồ Thác Mơ thổi vào. Trên đỉnh có ngọn ăng ten của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước, cao 48m. Ở đây còn có một miếu thờ Đức Phật thánh mẫu Thiên Hậu và bà chúa xứ (núi Bà Rá).

Núi Bà Rá còn có hang Dơi, hang bà Bảy Tuyết sâu, rộng. Đây là nơi ẩn trú của quân, dân ta trong suốt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và giờ đây trở thành điểm tham quan cho khách du lịch với không khí mát mẻ, nước suối trong xanh…

Chùa Quang Minh

Chùa được thành lập năm 1952, tọa lạc trên quốc lộ 14, Phường Tân Đồng, thành Phố Đồng Xoài. Ban đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ, đơn sơ do người dân trong vùng tự lập, để đáp ứng nhu cầu về một điểm tựa tâm linh. Vào năm 1990, chùa được trùng tu dưới sự chứng minh của ba vị hòa thượng lãnh đạo Phật giáo Việt Nam bấy giờ là hòa thượng Thích Thiện Hào, hòa thượng Thích Trí Tấn Và Hòa thượng Thích Diệu Tâm. Vì là ngôi chùa duy nhất ở Đồng Xoài nên từ khởi thủy đã là điểm dừng chân hóa đạo của các vị sứ giả Như Lai như hòa thượng Thích Thiện Hòa, hòa thượng Thích Thắng Hoan, hòa thượng Thích Ngộ Chân Tử…

Chùa Quang Minh mang kiến trúc tân cổ. Ảnh: Diadiembinhphuoc

Chùa Quang Minh mang kiến trúc tân cổ. Ảnh: Diadiembinhphuoc

Năm 1996, Ni trưởng Nhật Khương được Ban Hộ tự bấy giờ mời về tiếp nhận chùa Quang Minh. Sau gần 30 năm về đây trụ xứ, ngôi chùa Quang Minh dần khởi sắc, trở thành một ngôi danh thắng đẹp giữa lòng thành phố Đồng Xoài.

Chùa tọa lạc trên gò đất cao với một cổng tam quan lớn mang kiến trúc tân cổ. Bên trong chùa được bài trí uy nghiêm, chính giữa điện thờ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Đại sảnh với không gian rộng rãi và thoáng mát có sức chứa lên đến hàng trăm người. Lối kiến trúc tại đại sảnh khá lạ khi thiết kế cửa chính và cửa sổ nằm xen kẽ với nhau. Ngoài ra, chùa còn nổi bật với tòa tháp Tứ Ân. Trên đầu đỉnh tháp còn treo một quả đại hồng chuông với mong muốn mỗi khi tiếng chuông vang lên sẽ mang đến bình yên, ấm no cho mọi người.

Chùa Sóc Lớn

Chùa Sóc Lớn còn có tên Retchamaha Chettava NaRam (nghĩa là vị vua và là Thủy tổ của người Khmer), tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh. Đây là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931 đến năm 1937. Năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, chùa bị trúng bom của đế quốc Mỹ và bị sập hoàn toàn. Phật tử và bá tánh cho lập một ngôi nhà tranh để thờ các bức tượng. Năm 1995, Đại đức Lý Sang đã vận động các phật tử cùng nhân dân đóng góp làm ngôi Sa La (nơi để sư dùng cơm và ở) như hiện nay.

Kiến trúc của chùa Sóc Lớn đã thể hiện được kiến trúc tổng thể của một ngôi chùa Khmer, bao gồm nơi dạy học, Sa La, chánh điện, tháp thờ đức Phật… Đây là ngôi chùa theo phái Phật Giáo Nam Tông nên tượng thờ hầu hết là tượng Thích Ca đã có từ năm 1937 trở về trước.

Chánh điện trong chùa Sóc Lớn.

Chánh điện trong chùa Sóc Lớn. Ảnh: Binhphuoc.gov.vn

Chùa Sóc Lớn là nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer ở Bình Phước, thu hút đông đảo phật tử khắp nơi. Các ngày lễ chính trong năm tại chùa Sóc Lớn gồm: Tết nguyên đán (mùng 4 tết), lễ Magha Puja – lễ Phật Định (15/1 âm lịch), Tết Chol Chnăm Thmây (14 – 16/4 dương lịch), lễ Visakha Puja – lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), lễ khai giảng lớp học chữ Khmer hè (25/5 dương lịch), lễ Nhập Hạ (15/6 âm lịch), lễ Dolta báo hiếu – Vu Lan Khmer (15 – 30/8 âm lịch), lễ Mãn Hạ (15/9 âm lịch), lễ dâng y Kathina (20/9 âm lịch), lễ Oóc Om Bóc cúng trăng (15/10 âm lịch).

Ngày 15/12/2004, chùa Sóc Lớn đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Năm 2016, chùa Sóc Lớn vào “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn.

Thế Đan

Siêu vi khuẩn gia tăng, giới khoa học chạy đua tìm thuốc mới ở ‘tủ thuốc’ biển sâu

Siêu vi khuẩn gia tăng, giới khoa học chạy đua tìm thuốc mới ở ‘tủ thuốc’ biển sâu

09/08/2022

Thuốc kháng sinh đang mất dần tác dụng chống lại bệnh tật, trong khi siêu vi khuẩn trên thế giới lại gia tăng. Các nhà khoa học đang gửi gắm hy vọng vào các vùng biển có chứa những chất có thể giúp bào chế nhiều loại thuốc mới.

Siêu vi khuẩn gia tăng, giới khoa học chạy đua tìm thuốc mới ở tủ thuốc biển sâu - Ảnh 1.

Theo trang Science Focus, khi thám hiểm đáy biển và mang về một khối bùn từ hồ Michigan, nhà khoa học và nhà thám hiểm, giáo sư Brian Murphy tại Đại học Illinois ở Chicago (Mỹ), phát hiện nó chứa vi khuẩn tạo ra hai phân tử chưa từng được biết đến trước đây.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nhóm hợp chất này có khả năng giết vi khuẩn gây bệnh lao, căn bệnh gây ảnh hưởng hàng triệu người trên thế giới mỗi năm.

Ông Murphy nói: “Trong hàng triệu năm, các vi khuẩn đã chiến đấu với nhau. Chúng tôi chỉ đang khai thác sức mạnh đó”.

Trò chuyện với những người lặn biển giải trí, ông Murphy nảy ý tưởng tìm kiếm bọt biển ở khu vực tàu đắm. “Vi khuẩn có thể chiếm đến 30-40% sinh khối bọt biển”, ông Murphy giải thích.

Các nhà khoa học cho biết những sinh vật trong bọt biển gần như chỉ ở yên một chỗ. Chúng lọc nước để kiếm thức ăn và tiếp nhận biết bao vi khuẩn.

Siêu vi khuẩn gia tăng, giới khoa học chạy đua tìm thuốc mới ở tủ thuốc biển sâu - Ảnh 2.

Một số loài sinh vật biển có chứa chất chống ung thư – Ảnh: FLPA

Một hệ sinh thái biển với nhiều loài sinh vật phong phú là nơi rất lý tưởng để tìm kiếm thuốc trị bệnh. Nhiều dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đã hình thành từ hệ sinh thái này.

Đầu tiên là tác nhân hóa trị cytarabine, được chấp thuận ở Mỹ vào năm 1969. Ban đầu loại thuốc này được tìm thấy trong một miếng bọt biển trên rạn san hô Florida Keys.

Một tác nhân chống ung thư khác cũng đã được tìm thấy trong “tủ thuốc” bọt biển được gọi là trabectedin. Hợp chất này tiết ra từ một con mực biển Caribbean, đã được sử dụng ở châu Âu từ năm 2007 và ở Mỹ từ năm 2015.

Theo các nhà khoa học, sự sống hữu ích với con người hiện diện khắp nơi trên Trái đất, từ các vùng biển ở cực băng giá đến các miệng núi lửa nóng bỏng, từ các rạn san hô đến các hồ trong đất liền và “cõi” nước rộng lớn bao phủ 7/10 hành tinh của chúng ta.

Chúng bao gồm nhiều loài sinh vật đã tiến hóa, có khả năng chống các chất hóa học phức tạp, cùng rất nhiều loại vi khuẩn. Đây chính là cơ sở cho việc phát minh các loại thuốc mới.

Một nhóm quốc tế có tên là PharmaSea, do giáo sư Marcel Jaspars dẫn đầu, hiện đang tìm kiếm các loại kháng sinh mới dưới đáy biển sâu, bao gồm cả dưới đáy của các rãnh – những phần sâu nhất của đại dương.

Giáo sư Jaspars mô tả đây là những “hòn đảo âm”, chúng cắm xuống đáy biển thay vì hướng lên trên. “Có thể các sinh vật đã có hàng triệu năm tiến hóa riêng biệt trong mỗi rãnh”, ông nói.

Ông Jaspars và các cộng sự đã gửi các tàu thăm dò không người lái xuống biển sâu hàng km để mang về bùn chứa đầy vi khuẩn độc nhất. Họ đã thực hiện khoảng 100.000 cuộc kiểm tra, với mục tiêu đi tìm mầm bệnh ESKAPE (từ viết tắt bao gồm tên khoa học của 6 vi khuẩn gây bệnh có độc lực cao và tính kháng kháng sinh bao gồm: Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa và Enterobacter spp). Nhóm 6 chủng vi khuẩn này đang cho thấy khả năng kháng thuốc ngày càng tăng đối với nhiều loại kháng sinh hiện có.

Cuối cùng, nhóm PharmaSea đặt mục tiêu thu hẹp hai hợp chất có thể được sản xuất ở quy mô lớn hơn và đưa vào các thử nghiệm tiền lâm sàng. Cho đến nay, phát hiện hứa hẹn nhất của họ là các hợp chất có thể giúp chống lại các bệnh của hệ thần kinh, đặc biệt là bệnh động kinh và bệnh Alzheimer.

GIA MINH
Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam

Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam

09/08/2022

Ngày 8-8, tại Trung tâm ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã diễn ra hội nghị quốc tế “Các khoa học Trái đất và môi trường Việt Nam lần thứ 2 – VCEES 2022”, với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia.

Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam - Ảnh 1.

Đây là hội nghị được Trung tâm ICISE xây dựng từ ban đầu là một hội nghị khoa học trong nước theo mô hình quốc tế, ngôn ngữ sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh và năm nay trở thành hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia.

Đây là chiến lược của Trung tâm ICISE nhằm từng bước xây dựng các hội nghị khoa học quốc tế chuẩn mực, uy tín và chất lượng học thuật cao của Việt Nam để các nhà khoa học quốc tế tin tưởng đăng ký tham dự.

Các nhà khoa học đến từ 20 quốc gia về Quy Nhơn bàn về môi trường Việt Nam - Ảnh 2.

Rất nhiều nhà khoa học của hơn 20 quốc gia trên thế giới về ICISE tham gia hội nghị – Ảnh: LÂM THIÊN

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Ngô Đức Thành, trưởng ban tổ chức hội nghị (Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội), cho biết mục tiêu của VCEES 2022 (Vietnam Conference on Earth and Environmental Sciences) là tạo ra được một diễn đàn khoa học đa ngành thuộc lĩnh vực khoa học Trái đất và môi trường, nơi các nhà khoa học, các học viên, sinh viên có thể giới thiệu và thảo luận các kết quả nghiên cứu mới nhất, cập nhật nhất.

“Hơn nữa, hội nghị cũng là cầu nối để các đại biểu tham gia có thể tăng cường và mở rộng mạng lưới hợp tác của mình, từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu và phát triển thuộc lĩnh vực khoa học Trái đất và môi trường”, ông Thành nói.

 

Đức Thành, năm nay Hội nghị VCEES-2022 nhận được hơn 200 bài tóm tắt từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Sau quá trình tuyển chọn của ban khoa học, gần 100 báo cáo đã được chọn lựa, được trình bày trong 7 nhóm chủ đề khoa học chính, gồm: ô nhiễm môi trường, xử lý nước, khí tượng, thủy văn, hải dương học, khoa học nước, viễn thám, GIS, và một số chủ đề liên ngành, ô nhiễm nhựa, quản lý rác thải, môi trường ứng dụng, các bài toán mô phỏng khí hậu khu vực.

Ngoài ra, hội nghị còn có 6 bài báo cáo từ các nhà khoa học và quản lý về một số kết quả nghiên cứu và chiến lược nghiên cứu nổi bật tại các phiên toàn thể.

Có mặt tại hội nghị, GS Trần Thanh Vân, người sáng lập Trung tâm ICISE, chia sẻ: “Mục tiêu hàng đầu của ICISE là chào đón các nhà khoa học hàng đầu thế giới về đây để chia sẻ kiến thức khoa học, thúc đẩy việc tìm hiểu, đam mê, nghiên cứu khoa học trong giới trẻ Việt Nam. Tôi hy vọng qua hội nghị này, các nhà khoa học trong và ngoài nước sẽ tìm được nhiều biện pháp bảo vệ môi trường cho nước ta cũng như thế giới”.

LÂM THIÊN
Nguồn: https://tuoitre.vn/cac-nha-khoa-hoc-den-tu-20-quoc-gia-ve-quy-nhon-ban-ve-moi-truong-viet-nam-20220808153840593.htm
Đã có nơi để ‘đổ’ rác máy tính, điện thoại

Đã có nơi để ‘đổ’ rác máy tính, điện thoại

27/07/2022

Rác thải điện tử được ghi nhận thuộc top rác thải sinh hoạt đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Đã có nơi để ‘đổ’ rác máy tính, điện thoại - Ảnh 1.

Chương trình Việt Nam Tái Chế đang triển khai thêm nhiều điểm tiếp nhận, khuyến khích người dân chủ động hơn trong việc thải bỏ rác thải điện tử đúng cách, an toàn.

Ba điểm thu gom tại TP.HCM gồm: Trung tâm MM Mega Market An Phú (khu B, KĐT mới An Phú – An Khánh, P.An Phú, TP Thủ Đức); UBND phường 17, quận Phú Nhuận (22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận); UBND phường 9, quận 3 (82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3).

Ba điểm tại TP Hà Nội gồm: UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (2 Cổ Tân, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm); UBND phường Thành Công, quận Ba Đình (9 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình); Chi cục Bảo vệ môi trường, quận Cầu Giấy (17 Trung Yên 3, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).

“Hồi trước đi sửa máy tính thay màn hình, thay bàn phím, người ta đều gói lại trả lại cho mình. Mình mang về cũng bỏ chung với rác trong nhà cho xe rác đổ. Mấy thứ nhỏ như chuột máy tính, điện thoại bể nát thì mọi người cũng thường bỏ chung vào xe rác.

Biết là độc nhưng đâu còn cách nào khác. Những cái to hơn như màn hình máy tính thì có khi giữ từ năm này qua năm khác. Giờ có chỗ gom rồi tái chế lại, rất tiện cho người dân”, chị Vũ Mai Cúc (30 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ.

Theo báo cáo từ Cục Bảo vệ môi sinh (Mỹ), lượng rác điện tử chỉ chiếm 2% tổng rác thải rắn, nhưng chứa đến 70% các chất độc hại như chì, cadimi.

Theo thông tin từ ban tổ chức chương trình Tích điểm – nhận quà của Việt Nam Tái Chế, các thiết bị điện tử trước đây vốn được người dân quen bán đồng nát hay vứt chung với rác sinh hoạt thì bây giờ có thể thông qua chương trình được xử lý một cách an toàn, chuyên nghiệp.

Người tham gia còn có thể tích điểm mỗi lần bỏ rác điện tử và nhận lại các phần quà thân thiện với môi trường.

Theo đó, khi mang rác thải điện tử đến các điểm thu hồi của Việt Nam Tái Chế, người dân có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR được in trên thùng chứa rác thải điện tử và điền form đăng ký theo hướng dẫn để tham gia tích điểm. Sau khi tích đủ điểm, mọi người có thể liên hệ Việt Nam Tái Chế để quy đổi thành các phần quà xanh.

Đã có nơi để ‘đổ’ rác máy tính, điện thoại - Ảnh 2.

Nhiều loại rác thải điện tử được Việt Nam Tái Chế tiếp nhận để tận dụng các loại vật liệu và xử lý đúng cách – Ảnh: Việt Nam Tái Chế

Việt Nam Tái Chế (Vietnam Recycles) là chương trình thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng nhằm mục đích đảm bảo quy trình tái chế rác thải điện tử an toàn và thân thiện với môi trường.

Các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng sẽ được chương trình thu gom và xử lý theo một quy trình chuyên nghiệp và thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo tối đa hóa lượng tài nguyên thiên nhiên thu hồi được sau tái chế.

VŨ THỦY
Nguồn: https://tuoitre.vn/da-co-noi-de-do-rac-may-tinh-dien-thoai-20220604021627737.htm
Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị

Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị

27/07/2022

Kêu gọi bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, dự án của nhóm bạn khiếm thị Ngô Thị Phương Linh (quận 1, TP.HCM) đã đi vào hoạt động hơn 1 tháng qua.
‘Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị - Ảnh 1.

Chương trình đổi túi nilông nhận nông sản, trái cây được các bạn nhỏ rất thích thú, với mỗi 2kg túi nilông sẽ đổi được 0,5kg nông sản…

Với giải pháp tái chế nilông đã qua sử dụng, nhóm bạn trẻ thu gom túi nilông đã qua sử dụng, túi giấy, ống hút loại to… Và với mỗi 2kg sẽ đổi được 0,5kg nông sản, trái cây mà nhóm có.

Các bao nilông, túi giấy được các bạn thu gom sẽ được vệ sinh sạch sẽ, cắt nhỏ và đem đi tái chế thành những sản phẩm thủ công như túi tote, túi đựng laptop hay bóp đựng viết…

Khung giờ thu gom của nhóm từ 10h – 18h các ngày thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, tại số 353T Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.

Chị Ngô Thị Phương Linh (ngụ quận 1, TP.HCM) cho biết hiện hầu hết nông sản đều do các nhà hảo tâm tài trợ. Nông sản cũng được thay đổi theo từng tuần, có lúc là bơ, bắp, bầu, bí… hoặc rau xanh.

“Tụi mình cũng gặp khó khăn từ việc yêu cầu các túi nilông phải được làm sạch trước khi mang đến đổi nhưng nhiều bạn chưa biết, tụi mình vẫn nhận và bỏ ra nhiều thời gian để làm sạch. Mong muốn mọi người có lối sống xanh hơn từ việc giảm rác thải ra môi trường.

Ngoài ra, những túi nilông sau khi được thu gom sẽ được chuyển đến các bạn khiếm thị ở làng May Mắn để gia công, hỗ trợ việc làm cho những bạn khiếm thị” – Linh nói.

“Tôi là giáo viên và biết đến hoạt động này của nhóm, và để các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường hơn nên khi có thời gian tôi dẫn các em vào TP.HCM để học cách phân loại nilông. Việc này có thể góp phần làm giảm sự nóng lên toàn cầu và gia tăng rác thải là điều đáng để thực hiện”, cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Bình Dương) chia sẻ.

‘Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị - Ảnh 2.

Ngô Thị Phương Linh hướng dẫn các bạn nhỏ gấp túi nilông và phân loại chúng

‘Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị - Ảnh 3.

Anh Sơn (Bình Dương) không ngại đường xa đến đây để có thể hưởng ứng việc bảo vệ môi trường

‘Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị - Ảnh 4.

Những túi nilông sau khi được tập hợp sẽ gửi đến làng May Mắn, các cô sẽ cắt thành những sợi dài và đan thành những túi tái chế đầy màu sắc

‘Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị - Ảnh 5.

Sản phẩm tái chế được dệt từ nilông có giá dao động 90.000 đồng – 450.000 đồng tùy loại

‘Đổi túi nilông nhận nông sản’ của các cô gái khiếm thị - Ảnh 6.

Đường dệt từ những chiếc túi làm bằng nilông

NGỌC PHƯỢNG – MINH DUY
Nguồn: https://tuoitre.vn/doi-tui-nilong-nhan-nong-san-cua-cac-co-gai-khiem-thi-20220721170701853.htm
Nhà máy đốt rác công suất 500 tấn/ngày bỏ hoang nhiều năm

Nhà máy đốt rác công suất 500 tấn/ngày bỏ hoang nhiều năm

21/07/2022

Được đầu tư từ năm 2016, nhà máy dự kiến đến tháng 4-2017 sẽ hoạt động với công suất xử lý 500 tấn rác thải/ngày, nhưng rồi bị bỏ hoang nhiều năm.

Dự án nhà máy đốt rác được xây dựng trên địa bàn xã Việt Hùng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang (trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội).

Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 5083 ngày 19-3-2016 của UBND TP Hà Nội, tổng mức đầu tư dự án lên đến 768,4 tỉ đồng trên diện tích sử dụng 8,4ha. Nhà máy sẽ áp dụng công nghệ đốt Plasma. Chủ đầu tư được miễn tiền thuê đất thực hiện dự án trong 49 năm.

Người dân sống cạnh nhà máy xử lý rác thải bức xúc cho biết đã gửi đơn phản ánh đến nhiều cơ quan chức năng nội dung thu hồi đất nông nghiệp để làm dự án nhưng sau khi hoàn thiện nhà máy để hoang, lãng phí đất.

Ông Lê Văn Vinh (61 tuổi, xã Việt Hùng) cho biết: “Thời gian trước bãi rác Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) xảy ra sự cố, rác cũng ùn ứ trên địa bàn. Trong khi đó nhà máy xử lý rác hiện đại đầu tư lên đến gần 800 tỉ đồng vẫn nằm bất động khiến người dân lại càng bức xúc hơn”.

Nhà máy đốt rác công suất 500 tấn/ngày bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 2.

Rải thải sinh hoạt tồn đọng tại nhiều điểm thu gom trên địa bàn xã Việt Hùng – Ảnh: Q.THẾ

Ngày 15-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chủ tịch UBND xã Việt Hùng Nguyễn Hữu Sáng cho biết: “Đến nay dự án nhà máy đốt rác vẫn chưa vận hành. Thời gian tới phía UBND xã sẽ tiếp tục kiến nghị lên UBND huyện Đông Anh cũng như UBND TP Hà Nội chỉ đạo chủ đầu tư sớm đưa dự án xử lý rác thải vào hoạt động”.

Đại diện UBND huyện Đông Anh cho biết đơn vị này đã cùng cơ quan chuyên môn của UBND TP Hà Nội đến kiểm tra nhiều lần nhà máy đốt rác trên địa bàn xã Việt Hùng. Theo UBND huyện Đông Anh, nguyên nhân dẫn đến nhà máy xây xong không hoạt động được là sai công nghệ xử lý rác thải.

Còn ông Nguyễn Thanh Quang, tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online cho biết nguyên nhân dẫn đến nhà máy chưa thể hoạt động là do đang trong thời gian xin điều chỉnh giấy phép bổ sung chức năng xử lý chất thải công nghiệp, y tế nguy hại liên vùng cho khu xử lý chất thải xã Việt Hùng (huyện Đông Anh).

Theo ông Quang, sau khi được điều chỉnh giấy phép nhà máy chạy thử, nghiệm thu thì Bộ Xây dựng mới cấp phép chính thức. Trước đó, tháng 2-2017 dự án đã được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phép xử lý chất thải nguy hại.

Ngoài ra đơn vị đã đàm phán với tổng thầu, đầu tháng tới (tháng 12 – PV) sẽ “chốt” khoản tài chính còn lại của dự án. “Nguồn tài chính trước đây chúng tôi có thiếu nhưng giờ đã giải quyết được rồi”, ông Quang nói.

Ông Quang cho biết thêm: “UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng để xin điều chỉnh giấy phép cho dự án. Doanh nghiệp rất khổ khi dự án đầu tư gần 1.000 tỉ đồng mà đắp chiếu 2 năm nay.

Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm chấp thuận điều chỉnh giấy phép xử lý rác thải nguy hại để doanh nghiệp hoạt động. Nếu chậm điều chỉnh thì nhà máy tiếp tục đóng cửa, doanh nghiệp cũng vỡ nợ vì không thể hoàn vốn”.

Nhà máy đốt rác công suất 500 tấn/ngày bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 3.

Rác thải ùn ứ trên địa bàn đường Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sáng 1-11 do bãi rác Nam Sơn dừng tiếp nhận để phòng, tránh sự cố chất thải – Ảnh: Q.THẾ

Trước đó như đã phản ánh, nỗi lo rác ùn ứ đường phố, khu đô thị lại hiện hữu với người dân thủ đô bởi chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng (từ ngày 6-10 đến 1-11) cả hai bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn đều phải thông báo dừng tiếp nhận do mưa lớn, khiến khu xử lý rác quá tải và trạm xử lý nước thải gặp sự cố.

QUANG THẾ
Nguồn: https://tuoitre.vn/nha-may-dot-rac-cong-suat-500-tan-ngay-bo-hoang-nhieu-nam-20211115125456675.htm
Đốt rác phát điện: quá chậm

Đốt rác phát điện: quá chậm

21/07/2022

Khởi công vào cuối 2019 nhưng các dự án nhà máy đốt rác phát điện tại TP.HCM vẫn chưa thể đưa vào vận hành. Tương tự, tại Hà Nội cũng chung cảnh ngộ.

Đốt rác phát điện: quá chậm - Ảnh 1.

Nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tại huyện Củ Chi, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi đó khối lượng rác thải tại hai TP lớn này đang tăng lên mỗi năm và rác vẫn đang được xử lý chủ yếu bằng cách… chôn lấp.

Chưa biết khi nào được đốt… rác

Hiện lượng rác phát sinh tại TP.HCM gần 10.000 tấn/ngày, dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 12.500 tấn/ngày.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP, cho biết định hướng đến năm 2025, ít nhất 80% rác thải phải được đốt phát điện và tái chế. Vậy tiến độ xây nhà máy đốt rác ra sao?

Cuối năm 2019, 3 dự án nhà máy đốt rác phát điện ở TP.HCM đã được khởi công, dự kiến xử lý 6.000 tấn rác/ngày mà không cần phân loại rác tại nguồn, dự kiến cuối năm 2020 hoàn thành.

Đó là Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar, Nhà máy xử lý, đốt rác của Công ty cổ phần đầu tư – phát triển Tâm Sinh Nghĩa (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi) và Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty cổ phần môi trường Tasco cũng nằm ở huyện này.

Nhưng đến nay, cả 3 nhà máy đều chưa hoàn thành. Ông Ngô Như Hùng Việt, tổng giám đốc Công ty cổ phần Vietstar, cho biết hiện công ty đã hoàn thiện lắp đặt và vận hành 3 dây chuyền phân loại rác, làm đường rộng 27m dẫn vào nhà máy đốt rác phát điện, san lấp mặt bằng 45.000m2, ký hợp đồng và trả tiền đặt cọc cho các thiết bị chính yếu nhập từ nước ngoài…

“Chúng tôi sẵn sàng hết rồi nhưng quy hoạch điện VIII chưa được duyệt nên cứ đợi vậy, không biết tới khi nào. Máy móc để lâu không dùng thì sẽ có hư hao nhất định”, ông Việt nói.

Theo tìm hiểu, quy hoạch điện VIII chưa được phê duyệt vì chưa làm rõ được tính khả thi về điện mặt trời và về quy hoạch điện khí. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, quy hoạch điện VIII chưa được phê duyệt dẫn đến nhiều dự án phát triển điện chưa thể triển khai.

Tương tự theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hai đơn vị còn lại là Công ty cổ phần đầu tư – phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần môi trường Tasco cũng vẫn chưa thể hoàn thành các nhà máy đốt rác phát điện do vướng nhiều thủ tục.

Một đơn vị khác cũng xin chủ trương chuyển đổi công nghệ xử lý rác qua đốt rác phát điện là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM. Tuy nhiên đề xuất của đơn vị này chưa được chấp thuận.

Đốt rác phát điện: quá chậm - Ảnh 2.

Rác tại TP.HCM xử lý ra sao? – Đồ họa: TẤN ĐẠT

Tiếp tục chôn lấp

Với những hệ lụy từ việc chôn lấp rác gây ra như ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất, mùi hôi phát tán, nước rỉ rác chảy ra môi trường…, TP.HCM đã lập ra đề án quy hoạch xử lý rác TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, khoảng 80% rác trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp. Riêng rác của huyện Cần Giờ định hướng nghiên cứu, vận chuyển về xử lý tại Khu công nghệ Môi trường xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Từ lúc lập đồ án đến năm 2025, rác được xử lý (chủ yếu là chôn lấp) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh), Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi), Khu công nghệ Môi trường xanh.

Từ giai đoạn 2025 – 2050, rác được chuyển về xử lý hoàn toàn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc và Khu công nghệ Môi trường xanh. Các bãi chôn lấp cũ như Gò Cát, Đông Thạnh được định hướng cải tạo phục vụ công cộng, xây dựng các mảng xanh cho TP.

TS Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện kinh tế tài nguyên và môi trường, cho rằng các dự án nhà máy đốt rác phát điện khởi công nhưng chưa triển khai xong có thể do nhiều vấn đề chưa giải quyết được như doanh nghiệp thiếu định hướng, thiếu vốn đầu tư, thiếu phương án kỹ thuật đốt rác phát điện.

Ngoài ra thiếu quy hoạch phát điện cũng là nguyên nhân cốt lõi bởi 1MW phát điện phải có quy hoạch mới đấu nối được.

“Do đó mục tiêu đốt rác phát điện để giảm thiểu ô nhiễm là khó thực hiện trong 5 năm tới. Để khắc phục những yếu tố trên, TP có thể thay đổi các nhà đầu tư khác, thay những nhà đầu tư không đủ khả năng hoặc chỉ định Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP thực hiện. Đồng thời quyết liệt trong việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục cho doanh nghiệp”, ông Thuận phân tích.

Còn GS.TS Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Đại học Công nghiệp TP.HCM, nhận định: “TP.HCM đã quá chậm trong việc này rồi. Chúng ta phải có ý kiến đến các bộ, ngành cần tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hành chính để các dự án được triển khai thuận lợi”.

Phải tiến tới “tuần hoàn rác thải”

TS Phạm Viết Thuận đánh giá việc xử lý rác theo phương thức hoàn lưu (tuần hoàn) là cổ điển nhưng phù hợp với đất nước nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam.

Theo TS Thuận, thành phần rác hữu cơ trong chất thải ở các vùng miền nước ta chiếm tỉ trọng trên 65% nên việc xử lý rác theo phương thức tuần hoàn là việc cần làm…

Quá trình xử lý rác có các chất xúc tác của sinh học để giảm mùi, nhanh phân hủy, giảm nước rỉ rác là những kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu xử lý rác theo phương thức này. Sau quá trình xử lý, rác hữu cơ trở thành mùn hữu cơ bổ sung trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp và sản xuất phân bón.

Hà Nội chờ nhà máy đốt rác ngàn tỉ

Hơn một năm nay người dân Hà Nội không ít lần phải chứng kiến cảnh rác thải sinh hoạt ngập ngụa đường phố.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do bãi rác, hồ chứa nước rác tại bãi rác Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) và bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) quá tải. Trong khi đó các nhà máy đốt rác được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vẫn chưa hoàn thành.

Anh 3 HN QT 1(Read-Only)

TP.HCM đã khởi công xây 3 nhà máy đốt rác nhưng chưa hoạt động. Tại Hà Nội cũng không khá hơn. Trong ảnh: nhà máy đốt rác tại xã Việt Hùng (huyện Đông Anh, Hà Nội) trong tình trạng cỏ dại bủa vây – Ảnh: Q.THẾ

Nhiều dự án dở dang

Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết trên địa bàn TP mỗi ngày phát sinh 6.500 – 7.000 tấn rác thải, được xử lý chủ yếu tại hai khu xử lý rác Nam Sơn (5.000 – 5.500 tấn/ngày, đêm) và Xuân Sơn (1.500 tấn/ngày, đêm).

Hiện UBND TP Hà Nội đang tập trung thúc tiến độ nhiều nhà máy đốt rác như: Nhà máy điện rác Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, 4.000 tấn/ngày, đêm), Nhà máy điện rác Seraphin (thị xã Sơn Tây, 1.500 tấn/ngày, đêm), Nhà máy xử lý chất thải Đồng Ké (1.500 tấn/ngày, đêm) và Núi Thoong (450 tấn/ngày, đêm) cùng ở huyện Chương Mỹ.

Dù yêu cầu cấp bách nhưng việc xây dựng các nhà máy đốt rác trên địa bàn TP chưa đảm bảo đúng tiến độ. Nhà máy điện rác Sóc Sơn do Công ty cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 8-2019, vốn 7.100 tỉ đồng, dự kiến hoạt động tháng 10-2020. Theo chủ đầu tư, chậm tiến độ là do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngoài ra, nhiều nhà máy đốt rác chậm tiến độ một phần do sau khi triển khai, chủ dự án tiếp tục đề xuất UBND TP Hà Nội xin nâng quy mô. Được giao 10ha đất để xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ), đến năm 2014 UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư với quy mô 500 tấn/ngày, đêm.

Tuy nhiên sau đó chủ đầu tư dự án này đã đề xuất nâng quy mô lên 2.000 tấn/ngày, đêm. Trong thời gian chờ nâng quy mô thì nhiều hạng mục đang có dấu hiệu xuống cấp.

Tương tự, được đầu tư từ năm 2016, dự kiến tháng 4-2017 hoạt động với công suất xử lý khoảng 500 tấn rác/ngày, đêm nhưng dự án nhà máy đốt rác trên địa bàn xã Việt Hùng (huyện Đông Anh) vẫn đang trong tình trạng cỏ dại bủa vây.

Người dân sống cạnh nhà máy cho biết đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng cấp huyện, TP phản ánh nội dung thu hồi đất nông nghiệp làm dự án nhưng sau khi hoàn thiện thì bỏ hoang phế, lãng phí.

DJI_0287 2(Read-Only)

Nhà máy điện rác Sóc Sơn vốn 7.100 tỉ đồng đang chậm tiến độ – Ảnh: M.THẮNG

Không thực hiện sẽ bị thu hồi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Sáng, chủ tịch UBND xã Việt Hùng, cho biết đến nay dự án nhà máy đốt rác vẫn chưa được vận hành.

UBND xã Việt Hùng tiếp tục kiến nghị lên UBND huyện Đông Anh và UBND TP Hà Nội chỉ đạo chủ đầu tư sớm đưa dự án vào hoạt động.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết TP đang nỗ lực “thúc” tiến độ các nhà máy xử lý rác thải. “Đối với các dự án không triển khai TP sẽ giao Sở Kế hoạch – đầu tư kiểm tra, xem xét năng lực, nếu không thực hiện theo tiến độ sẽ thu hồi để tiếp tục kêu gọi đầu tư hoặc đầu tư công…”, lãnh đạo UBND TP Hà Nội chia sẻ thêm.

Để gỡ vướng cho nhà máy đốt rác, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp đẩy nhanh tiến độ đóng điện Nhà máy điện rác Sóc Sơn.

Đối với dự án Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong, giám đốc Sở Kế hoạch – đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết nguyên nhân dẫn đến chậm triển khai là do công tác giải phóng mặt bằng, đến nay UBND huyện Chương Mỹ mới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra do chủ đầu tư có văn bản xin đề xuất điều chỉnh nâng công suất của nhà máy nhưng chưa phù hợp với quy hoạch chung về quản lý rác thải của Chính phủ. Sở Kế hoạch – đầu tư đã báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét điều chỉnh quy hoạch cho dự án này.

QUANG THẾ

Phú Quốc đau đầu vì rác

8896c5f1fe8c3cd2659d 1(Read-Only)

Bãi rác lộ thiên tại xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc – Ảnh: C.HẠNH

Vấn đề lớn nhất của “đảo ngọc” Phú Quốc (Kiên Giang) là thu gom, xử lý rác, nước thải.

Hơn hai năm trước, một lãnh đạo tỉnh Kiên Giang từng hứa khẩn trương kêu gọi đầu tư, xây dựng nhà máy thu gom xử lý rác thải đủ hiện đại, đủ công suất cho 10 – 20 năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Phú Quốc.

Nhưng thực tế hiện nay, mỗi ngày Phú Quốc thải ra khoảng 180 tấn rác sinh hoạt, do chưa có nhà máy xử lý nên rác được thu gom rồi chất đống tại các bãi rác ở xã Cửa Dương (thành phố Phú Quốc). Lượng rác tại đây đã tồn ứ trên 100.000 tấn, nước từ rác âm ỉ chảy ra môi trường, tràn ra các con sông, con suối, gây ô nhiễm.

Trước đây, Phú Quốc từng có nhà máy xử lý rác ở ấp Bãi Bổn (xã Hàm Ninh) nhưng do trục trặc máy móc, không xử lý như công suất, dẫn đến lượng rác tồn đọng, gây ô nhiễm, chính quyền buộc nhà máy phải dừng hoạt động. UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã thu hồi dự án này.

Theo đánh giá của Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), tại các khu vực tập trung dân cư đông đúc như Dương Đông, các khu vực ven biển, làng chài An Thới và trải dài trên các trục đường chính hiện nay đã khiến cảnh quan môi trường đang bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt.

Tình trạng vứt chất thải rắn bừa bãi vẫn diễn ra khá phổ biến, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Ông Võ Chí Sĩ, trưởng Phòng quản lý đô thị thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), cho biết ban quản lý Khu kinh tế thành phố Phú Quốc đang cùng tỉnh kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác tại Phú Quốc (ban đầu có công suất 200 tấn/ngày).

Riêng nhà máy xử lý rác ở Bãi Bổn (xã Hàm Ninh) đang trong quá trình vận hành thử, khi hoàn thiện sẽ đưa toàn bộ lượng rác thải được tập trung về đây để xử lý.

CHÍ HẠNH – CHÍ CÔNG

Thế giới đốt rác phát điện từ… thế kỷ trước

290559477_572443774554476_4638326669580200794_n 1(Read-Only)

Công nhân đưa rác vào máy xử lý tại một nhà máy đốt rác thành điện ở Linköping của Thụy Điển – Ảnh: AFP

Theo số liệu từ Avfall Sverige, hiệp hội tái chế và quản lý chất thải Thụy Điển, chưa tới 1% rác thải sinh hoạt của nước này được chôn lấp.

Khoảng 49% rác sinh hoạt được tái chế và khoảng 50% rác còn lại được đốt trong các nhà máy để tạo ra điện. Thụy Điển sớm sử dụng chất thải thành năng lượng. Nhà máy đầu tiên hoạt động vào cuối những năm 1940.

Điện tạo ra từ rác chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn cung điện của Thụy Điển. Trong đó, thủy điện và điện hạt nhân tạo ra 83% điện và năng lượng gió chiếm 7%. Nhưng việc đốt rác cung cấp nguồn nhiệt sưởi ấm cho 10 triệu người dân nước này trong những tháng lạnh giá. Năng lượng từ đốt rác tương đương nhu cầu sưởi ấm cho 1,45 triệu hộ gia đình và nhu cầu điện cho 780.000 hộ.

Hiện nước này có 34 nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng. Một trong những nhà máy điện lớn nhất trong số đó là Sysav, đốt khoảng 600.000 tấn chất thải hằng năm, đủ

đáp ứng 60% nhu cầu nhiệt

cho thành phố 300.000 dân Malmo. Thậm chí, Thụy Điển còn thiếu rác để cung cấp cho các nhà máy điện. Vì vậy các nước châu Âu khác đã trả tiền cho Thụy Điển lấy rác của họ về đốt.

Việc xử lý chất thải thành năng lượng cũng đang phát triển mạnh ở nhiều nước. Có 492 nhà máy điện từ rác thải trên khắp châu Âu, đốt 96 triệu tấn rác thải để cung cấp điện cho gần 20 triệu người. Riêng ở châu Á, Nhật Bản đốt tới 60% chất thải rắn. Theo báo cáo của Hội đồng Năng lượng thế giới, Trung Quốc cũng tăng gấp đôi công suất xử lý chất thải thành năng lượng từ 2011 – 2015.

MINH KHÔI

LÊ PHAN
Nguồn: https://tuoitre.vn/dot-rac-phat-dien-qua-cham-20220719090450244.htm
Vì sao sau ngày 25-8 vẫn chưa xử phạt hộ gia đình không phân loại rác?

Vì sao sau ngày 25-8 vẫn chưa xử phạt hộ gia đình không phân loại rác?

21/07/2022

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết từ ngày 25-8 nghị định 45 có hiệu lực, tuy nhiên vẫn chưa tiến hành xử phạt các hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải tại nguồn.

Vì sao sau ngày 25-8 vẫn chưa xử phạt hộ gia đình không phân loại rác? - Ảnh 1.

Rác thải ở Hà Nội vẫn đang được thu gom tổng hợp – Ảnh: QUANG THẾ

Ngày 21-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online – phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh – cho biết đơn vị này đang chuẩn bị lấy ý kiến các địa phương về hướng dẫn phân loại rác thải rắn sinh hoạt (rác thải). Sau đó Bộ Tài nguyên và môi trường mới ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác để từ đó các địa phương trên cả nước xây dựng chi tiết.

Ông Thịnh cho biết lộ trình để thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ở các hộ gia đình, cá nhân chậm nhất vào cuối năm 2024 (ngày 31-12-2024). Ngày 25-8 tới dù nghị định 45 có hiệu lực nhưng chưa phải là thời điểm để xử phạt.

“Nghị định 45 có hiệu lực chứ không phải thời gian để áp dụng cũng giống như Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 nhưng để thực hiện luật phải có lộ trình. Quy định về phân loại rác tại nguồn đối với các hộ gia đình, cá nhân cũng vậy”, ông Thịnh lý giải.

Trước đó ngày 20-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số Sở Tài nguyên và môi trường cho biết đang chờ Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác và khẳng định đến ngày 25-8 vẫn chưa tiến hành xử phạt các hộ gia đình không phân loại rác thải.

Vì sao sau ngày 25-8 vẫn chưa xử phạt hộ gia đình không phân loại rác? - Ảnh 2.
Rác thải trong một lần ùn ứ ở đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cậu Giấy, Hà Nội) – Ảnh: QUANG THẾ

Theo tìm hiểu của phóng viên nhiều địa phương trên cả nước đã thí điểm phân loại rác thải tại nguồn tuy nhiên kết quả chưa cao do chưa đồng bộ, liền mạch từ khâu phân loại đến thu gom, xử lý…

Nhiều chuyên gia cho biết cần phải tiếp tục tuyên truyền để người dân có ý thức hơn nữa trong bảo vệ môi trường và xem rác thải như một nguồn tài nguyên. Bởi nếu phân loại tại nguồn được thực hiện đồng bộ thì rác sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành khác như: điện, nguyên vật liệu tái chế, phân bón…

Nghị định 45 của Chính phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25-8. Tuy nhiên Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2022) quy định phân loại rác từ hộ gia đình, cá nhân tại các địa phương thực hiện chậm nhất đến ngày 31-12-2024.

Theo điều 75, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

QUANG THẾ
Nguồn: https://tuoitre.vn/vi-sao-sau-ngay-25-8-van-chua-xu-phat-ho-gia-dinh-khong-phan-loai-rac-20220721135724859.htm