Tổng Quan Chung Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Tổng Quan Chung Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

09/04/2024

Hệ thống xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các thành phần độc hại ra khỏi nguồn nước trước khi xả chúng vào môi trường. Từ đó ngăn chặn được các nguy cơ tổn hại đến chất lượng môi trường tự nhiên cũng như an toàn cho sức khỏe con người và các loài sinh vật. Tham khảo bài viết bên dưới để có được cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến hệ thống xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay.

1 . Định nghĩa chung về hệ thống xử lý nước thải?

Hệ thống xử lý nước thải (tên tiếng Anh: Wastewater Treatment System) là khái niệm chỉ hệ thống ứng dụng các công nghệ đơn lẻ và hóa chất chuyên dụng để thực hiện quá trình loại bỏ những thành phần ô nhiễm, chất bẩn ra khỏi nước thải. Hệ thống này thường được ứng dụng cho mục đích xử lý các vấn đề của nước thải, ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và mang đến khả năng tái sử dụng nguồn nước.

Thông thường, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần phải có kế hoạch thiết kế cụ thể để lựa chọn đúng công nghệ và hóa chất phù hợp với đặc tính nước thải. Đây là yêu cầu bắt buộc để hệ thống có thể đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết trước khi cho vào vận hành nhằm mang đến hiệu quả loại bỏ các thành phần độc hại và chất thải ra khỏi nguồn nguồn nước một cách tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng nhiều công nghệ và hóa chất để loại bỏ các vấn đề của nước thải

2 . Phân loại hệ thống xử lý nước thải

Thông thường, dựa theo yêu cầu chất lượng nước đầu ra, đặc tính của nước thải và quy mô xả thải mà chúng ta có thể phân chia hệ thống này thành 3 loại hình cơ bản. Đó là:

2.1. Hệ thống đảm nhận chức năng xử lý nước thải sinh hoạt

Phạm vi áp dụng: Thường được thiết kế để lắp đặt cho các hộ gia đình, khu dân cư, khu nhà văn phòng công ty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo giáo dục, trường học và các địa điểm công cộng như rạp chiếu phim, trung tâm thương mại,…

Để đảm bảo khả năng xử lý hiệu quả, hệ thống cần lắp đặt phải phù hợp với tính chất của nước thải từ hoạt động sinh hoạt. Bao gồm:

  • Nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ (chiếm khoảng 70%), bao gồm các thành phần như carbonhydrate, protein, các loại chất béo, chất tẩy rửa,…
  • Nước có các thành phần vô cơ (chiếm khoảng 30%) bao gồm các loại kim loại nặng, nitơ, phốt pho, lưu huỳnh, clorua, kiềm,…
  • Nước có chứa nhiều loại khí hòa tan như hydro sunfat, khí metan, amoniac, oxy, carbon dioxide,…

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thường được lắp đặt ở các khu dân cư, văn phòng, trường học,...

2.2. Hệ thống chuyên phụ trách xử lý nước thải công nghiệp

Phạm vi áp dụng: Là hệ thống xử lý với quy mô lớn và thường được thiết kế ứng dụng tại khu nhà máy, xưởng sản xuất, lắp ráp, xí nghiệp công nghiệp,…

Để mang đến hiệu suất xử lý tối ưu, hệ thống sử dụng trong trường hợp này cần có sự tương thích với các đặc điểm của nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp như:

  • Hệ thống xử lý cho các ngành luyện kim, xi mạ,… phải phù hợp nước thải có hàm lượng cao các loại kim loại nặng.
  • Nước thải có chứa chất hữu cơ như ở trong công nghệ thực phẩm.
  • Nước thải chứa các hóa chất hữu cơ cấu tạo phức tạp như ở trong ngành dược phẩm, ngành sơn, thuốc nhuộm, sản xuất thuốc trừ sâu, hóa dầu,…
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng tại các nhà máy, khu chế xuất,...
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được ứng dụng tại các nhà máy, khu chế xuất,…

2.3. Hệ thống thực hiện xử lý nước thải y tế

Phạm vi áp dụng: Thường được lắp đặt ở các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám, công ty dược phẩm.

Hệ thống được thiết kế phù hợp với đặc điểm của nước thải chất thải y tế, nước thải bệnh viện và các loại rác thải mang mầm bệnh sinh học,…

Hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế được lắp đặt cho các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh,...

3. 9 Bước trong quy trình hoạt động của một hệ thống xử lý chất thải phổ biến

Đối với quy trình vận hành của một hệ thống xử lý nước thải sẽ cần diễn ra trong nhiều giai đoạn. Thông thường, nước thải sẽ được dẫn vào bể tiếp nhận, sau đó lần lượt chuyển qua bồn chứa của hệ thống được lắp đặt thiết bị và bổ sung hóa chất chuyên dụng để loại bỏ các thành phần độc hại và chất thải ra khỏi nước dưới dạng bùn. Nước ra khỏi hệ thống là nước sạch có thể tái sử dụng.

Để hiểu rõ hơn về quy trình này, chúng ta cùng đi vào phân tích từng bước xử lý cụ thể. Bao gồm:

Bước 1: Tiến hành trung hòa

Nhiệm vụ: Quá trình trung hòa nhằm mục đích điều chỉnh nồng độ pH của nước về giá trị cần thiết, thông thường là trong khoảng 6.5 – 8.0.

Phương pháp: Sử dụng hóa chất H2SO4 hoặc NaOH với liều lượng phù hợp đặc điểm của nước thải để trung hòa muối kiềm hoặc acid dư. Từ đó giảm hoặc tăng pH của nước về trị số mong muốn.

Bước 2: Giai đoạn keo tụ

Nhiệm vụ: Giai đoạn keo tụ có chức năng kết hợp các thành phần hóa chất trong chất thải để tách các chất rắn lơ lửng và tạp chất ô nhiễm ra khỏi nước.

Phương pháp: Tiến hành keo tụ bằng cách pha trộn hỗn hợp các chất có khả năng phản ứng với nhau. Thông thường, để keo tụ, người ta hay dùng hóa chất gốc nhôm như phèn Kali Alum, và PAC – Poly aluminium clorua.

Bước 3:  Quá trình tạo bông

Nhiệm vụ: Tiến hành tạo bông để loại bỏ các cặn nhỏ sinh ra ở bước keo tụ.

Phương pháp: Bơm dung dịch Polymer vào nước để tiến hành trung hòa các điện tích có trong các cặn nhỏ. Từ đó, chúng tạo thành các cặn bông lớn có thể lắng và tách ra khỏi nước dễ dàng hơn.

Bước 4: Giai đoạn lắng cặn

Nhiệm vụ: Quá trình lắng cặn sẽ giúp tách các bông bùn, chất rắn ra khỏi nước sau khi tiến hành tạo bông.

Phương pháp: Dẫn nước vào ống phân phối, sau đó lợi dụng trọng lực và các tấm hướng dòng để ép các bông bùn và chất rắn xuống đáy  bể, phần nước sẽ di chuyển lên phía trên.

Bước 5: Kỵ khí

Nhiệm vụ: Kỵ khí giúp xử lý các thành phần chất hữu cơ có khả năng gây ô nhiễm cao ( COD>2000 mg/lít).

Phương pháp: Để tiến hành bước này, cần sử dụng các loại vi sinh  ở điều kiện không oxy và nhiệt độ thích hợp ( khoảng 45 -70 độ C), độ pH từ 6.5 đến 7.5, không có hóa chất độc hại và được cấp đủ dinh dưỡng cùng các chất cân bằng.

Bước 6: Hiếu khí

Nhiệm vụ: Thực hiện hiếu khí nhằm mục đích loại bỏ nốt các thành phần chất hữu cơ ô nhiễm thấp (COD<2000 mg/lít).

Phương pháp: Để tiến hành, cần sử dụng các vi sinh trong điều kiện được cung cấp đủ oxy. Khi đó, vi sinh vật sẽ phát triển và tiến hành oxy hóa phân hủy các chất thải ô nhiễm thành carbon dioxide, nước, sunfat và sinh khối.

Bước 7: Lọc

Nhiệm vụ: Quá trình lọc giúp tách bỏ các cặn bẩn và mùi hôi, đồng thời giảm tối đa hàm lượng TSS trong nước.

Phương pháp: Dẫn nước chảy tràn qua bộ lọc trang bị trong bồn lọc.

Bước 8: Khử trùng

Nhiệm vụ: Đây là bước thực hiện chức năng làm sạch các loại vi khuẩn, vi trùng còn sót lại trong nước sau các giai đoạn xử lý bên trên.

Phương pháp: Bơm các loại hóa chất khử trùng chuyên dụng vào nước thải, chúng sẽ tiến hành quá trình khuếch tán và xuyên qua lớp vỏ của các tế bào sinh vật đang sống trong nước. Rồi từ đó, diễn ra phản ứng với men có trong tế bào dẫn đến phá hủy quá  trình trao đổi chất khiến các loại tế bào vi khuẩn, vi trùng bị tiêu diệt.

Bước 9: Công đoạn xử lý chuyên biệt khác theo yêu cầu

8 bước tiến hành trên thường áp dụng phổ biến cho các quy trình xử lý hiện nay. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể do yêu cầu về mục đích xử lý cần đáp ứng tiêu chuẩn riêng hoặc nếu trong nước thải có thành phần đặc thù thì có thể phải cần làm thêm một bước xử lý đặc biệt.  Ví dụ như nếu cần loại bỏ một số kim loại hay chất hữu cơ đặc thù, lúc đó sẽ phải trang bị thêm thiết bị hoặc sử dụng hóa chất chuyên dụng để thực hiện.

Quy trình tiến hành xử lý nước thải bao gồm giai đoạn nhằm đảm bảo loại bỏ hết các thành phần độc hại ra khỏi nước

4 . Tiêu chuẩn đạt chuẩn của hệ thống xử lý nước thải

Theo quy định chung, đối với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì cần phải đảm bảo chức năng giải quyết được những vấn đề sau:

  • Có khả năng loại bỏ các thành phần độc hại tồn tại trong nước thải như Nitrat NO3,  phốt phát PO4; các kim loại nặng/nhẹ (Cd, Fe, Mn, Cr, Ni, As, Cu, Zn, Al, Pb,…), hóa chất tổng hợp (Phthalate, Hydro Peroxit, Digoxin,,…) cùng các loại vi khuẩn, vi trùng có khả năng gây bệnh để đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng nước thải theo quy định Bộ Y tế – QCVN về nước thải.
  • Ngân sách cần chi cho việc xây dựng, lắp đặt hợp lý nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng nước sau xử lý.
  • Có thể tiến hành nâng cấp một cách dễ dàng để đáp ứng xử lý trong trường hợp nước thải có sự thay đổi về đặc tính.
  • Có thể điều chỉnh một cách linh hoạt mức tăng hoặc mức giảm cho liều lượng hóa chất sử dụng trong các quy trình xử lý khi cần thiết.

Hiện nay, theo quy định được áp dụng tại Việt Nam, tùy vào mục đích sử dụng nước đầu ra mà hệ thống xử lý nước thải sẽ cần phải đảm bảo được khả năng xử lý nước theo một trong số các tiêu chuẩn cụ thể như:

Tiêu chuẩn Diễn giải
TCVN 5945:2005 Tiêu chuẩn thải của nước thải công nghiệp
TCVN 6772:2000 Tiêu chuẩn được áp dụng yêu cầu chất lượng nước cần đảm bảo để được phép quy định giới hạn ô nhiễm cho phép đối với nước thải sinh hoạt
TCVN 6980:2001 Tiêu chuẩn được áp dụng yêu cầu về chất lượng nước sau xử lý đủ điều kiện được phép xả vào khu vực sông chuyên dùng để cấp cho nguồn nước sinh hoạt.
TCVN 6981:2001 Tiêu chuẩn chất lượng nước áp dụng cho nước thải công nghiệp xả vào lưu vực hồ dùng cấp nước sinh hoạt
TCVN 6982:2001 Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nước thải công nghiệp xả vào lưu vực sông được dùng cho mục đích thể thao và các hoạt động giải trí dưới nước
TCVN 6983:2001 Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nước thải công nghiệp xả vào lưu vực hồ được sử dụng cho mục đích thể thao và các hoạt động giải trí dưới nước
TCVN 6987:2001 Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nước thải công nghiệp xả vào khu vực nước biển ven bờ thường dùng cho các mục đích thể thao và hoạt động giải trí dưới nước

5. 9 Hệ thống xử lý nước thải đang được sử dụng phổ biến

Ở phần trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về quy trình các bước tiến hành trong hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, trên thực tế tùy vào yêu cầu về tính chất nước đầu ra mà mỗi hệ thống sẽ áp dụng một số phương pháp xử lý cụ thể chứ không phải toàn bộ.

Sau đây, chúng ta cùng điểm qua một số hệ thống xử lý nước thải đang được ứng dụng phổ biến hiện nay. Cụ thể ở đây là:

Hệ thống xử lý nước thải với công nghệ điều lưu

Nhiệm vụ:

Thực hiện chức năng điều chỉnh, giảm thiểu và ngăn chặn những biến động của nước thải liên quan đến tính chất, hàm lượng chất hữu cơ, chỉ số pH và lưu lượng nước theo giờ. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và cố định một số chất độc hại giúp quá trình xử lý sinh học kế tiếp diễn ra hiệu quả hơn.

Cách tiến hành:

  • Tiến hành trữ nước thải ở trong một bể chứa lớn.
  • Bơm định lượng nước phù hợp vào hệ thống các bể xử lý tiếp theo.
Hệ thống xử lý nước thải điều lưu thực hiện vai trò ngăn chặn sự biến động của nước thải
Hệ thống xử lý nước thải điều lưu thực hiện vai trò ngăn chặn sự biến động của nước thải

Hệ thống dùng công nghệ xử lý nước thải trung hòa

Nhiệm vụ: Công nghệ trung hòa sẽ có chức năng tăng/giảm chỉ số pH về mức cân bằng theo yêu cầu.

Cách tiến hành: Tùy theo tính chất nước thải có pH tính acid hay tính bazơ mà cân nhắc việc chọn một trong các phương pháp sau:

  • Cách 1: Pha trộn hai loại nước thải có độ pH khác nhau (nước thải có tính acid và nước thải có tính bazơ) trong một bể chứa đủ lớn để chúng tự trung hòa.
  • Cách 2: Áp dụng để xử lý nước thải tính acid bằng cách dẫn nó chảy qua một lớp đá vôi hoặc bổ sung vôi bột vào bể chứa nước thải.
  • Cách 3: Áp dụng để xử lý nước thải tính bazơ bằng cách sử dụng acid mạnh hoặc sục CO2 vào bể. CO2 gặp nước sẽ tạo thành acid carbonic H2CO3 rồi phản ứng với chất kiềm trong nước để tiến hành trung hòa. Sử dụng CO2 được thường được đánh giá kinh tế hơn so với dùng acid mạnh.

Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ keo tụ và tạo bông

Nhiệm vụ: Nâng cao hiệu suất tạo bông cặn.

Cách tiến hành: Đây là hệ thống sử dụng 2 công nghệ keo tụ và bông cặn nên quá trình tiến hành cần qua hai bước:

  • Cho muối sắt hoặc muối nhôm hóa trị 3 vào bể chứa nước thải để tạo keo tụ.
  • Bơm một số hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn hay còn gọi là cao phân tử, ví dụ như polyacrylamide để tạo bông cặn.
Công nghệ keo tụ và tạo bông giúp thúc đẩy quá trình tạo bông cặn diễn ra hiệu quả hơn
Công nghệ keo tụ và tạo bông giúp thúc đẩy quá trình tạo bông cặn diễn ra hiệu quả hơn

Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ kết tủa

Nhiệm vụ: Công nghệ kết tủa thực hiện chức năng loại bỏ các kim loại nặng và khử phosphate ra khỏi nước thải.

Cách tiến hành:

  • Tách các thành phần chất ô nhiễm có thể giảm hiệu suất hoặc ngăn cản quá trình kết tủa diễn ra.
  • Công đoạn kết tủa được thực hiện thông qua việc bơm bazơ vào nước sao cho chỉ số pH đạt đến mức độ nhất định mà tại đó, các thành phần kim loại nặng có trong nước cần được xử lý không thể hòa tan hoặc mức độ hòa tan thấp nhất.

Hệ thống áp dụng công nghệ xử nước thải bằng tuyến nổi

Nhiệm vụ: Công nghệ tuyến nối được lắp đặt nhằm mục đích loại bỏ các thành phần có khả năng nổi trên bề mặt nước thải như mỡ, dầu và các chất rắn lơ lửng.

Cách tiến hành:

  • Dẫn không khí vào bể chứa tạo áp suất lớn ép lên nước thải.
  • Sau đó, rút không khí ra để trả lại áp suất tự nhiên trong bồn chứa, nước thải sẽ tạo nên các bọt khí.
  • Vật chất nhẹ như dầu hay mỡ và các loại cặn bẩn, chất rắn lơ lửng đang tồn tại trong nước sẽ bám dính vào bọt khí và nổi lên.
  • Thanh gạt bên trên của hệ thống sẽ tiến hành tách các bọt khí này ra khỏi nước.
Xử lý nước thải bằng tuyến nổi thực hiện chức loại bỏ các thành phần có thể nổi và lơ lửng trong nước
Xử lý nước thải bằng tuyến nổi thực hiện chức loại bỏ các thành phần có thể nổi và lơ lửng trong nước

Hệ thống xử lý nước thải sử dụng bể lắng

Nhiệm vụ: Bể lắng có chức năng loại bỏ hết các thành phần chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm có tỉ trọng lớn hơn nước.

Cách tiến hành:

  • Thiết kế bể lắng ở dạng hình tròn hoặc chữ nhật.
  • Áp dụng tính chất khác biệt về tỉ trọng các thành phần có trong nước nước để tiến hành quy trình lắng. Chất rắn và chất ô nhiễm có trọng lượng lớn hơn sẽ chìm xuống đáy tạo thành lớp bùn.
  • Dưới đáy bùn có lắp cánh gạt, nó sẽ chuyển động về phía đầu vào của nước và gom bùn vào hố ở vị trí này. Sau khi bùn được gom đầy vào hố đến mức nhất định sẽ được máy bơm hút ra ngoài hoặc xả theo đường ống lắp cho bể lắng.
Bể lắng giúp xử lý các chất rắn lơ lửng và chất ô nhiễm có tỉ trọng lớn hơn nước
Bể lắng giúp xử lý các chất rắn lơ lửng và chất ô nhiễm có tỉ trọng lớn hơn nước

Hệ thống xử lý áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí

Nhiệm vụ: Tiến hành phân hủy và hòa tan các chất thải hữu cơ có trong nước thải.

Cách tiến hành:

  • Sử dụng bể bùn hoạt tính hay còn gọi là bể aerotank chứa các vi khuẩn có khả năng phân hủy thành phần chất hữu cơ trong nước thải.
  • Quá trình phân hủy sẽ tạo thành bông cặn kích thước đủ lớn và được đưa vào bể lắng.
  • Bông cặn trong bể lắng sẽ được tách khỏi nước thông qua quá trình lắng cơ học.
Bể bùn hoạt tính có khả năng phân hủy và hòa tan các thành phần hữu cơ trong nước thải
Bể bùn hoạt tính có khả năng phân hủy và hòa tan các thành phần hữu cơ trong nước thải

Hệ thống xử lý nước thải cấp 3

Nhiệm vụ: Tiến hành loại bỏ các chất độc hại, chất rắn lơ lửng, thành phần hữu cơ và ion kim loại có trong nước thải

Cách thực hiện: Hệ thống xử lý cấp 3 có 3 bước tiến hành:

  • Cấp lọc: Dùng các loại vật liệu có lỗ rỗng để giữ lại các cặn bẩn, chất rắn kích thước lớn hơn lỗ. Có hai loại bể lọc được dùng phổ biến là bể lọc cát và bể trống quay.
  • Cấp hấp phụ: Dùng than hoạt tính ở dạng hạt phù hợp với tính chất các thành phần hữu cơ trong nước thải để hấp thụ chúng.
  • Cấp trao đổi ion: Tại các bể trao đổi, các hạt nhựa ion sẽ được bơm vào bình để tiến hành quá trình trao đổi thuận/nghịch diễn ra giữa các ion âm/dương của chất rắn với các ion âm/dương của chất lỏng. Những cation hay còn gọi là ion dương được trao đổi với H+ hoặc Na+, còn những anion hay còn gọi là ion âm sẽ được trao đổi với ion hydroxyl trong hạt nhựa. Quá trình trao đổi được thực hiện với nguyên tắc không gây ra các ảnh hưởng làm biến đổi cấu trúc thành phần của chất rắn.
Bể trao đổi ion trong xử lý nước thải 3 cấp giúp loại bỏ ion+ và ion- ra khỏi nước thải
Bể trao đổi ion trong xử lý nước thải 3 cấp giúp loại bỏ ion+ và ion- ra khỏi nước thải

Hệ thống ứng dụng bể sục khí xử lý nước thải

Nhiệm vụ: Bể sục khí có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ và tiến hành khử sắt cùng magnesium trong nước thải.

Cách tiến hành:

  • Trang bị máy sục khí để bơm oxy vào bể.
  • Khi vi khuẩn trong bể được cung cấp thêm oxy sẽ kích thích hoạt động làm tăng hiệu quả phân hủy các thành phần chất hữu cơ, tiến hành phản ứng khử sắt và cả magnesium.
Hệ thống máy sục bơm oxy thúc đẩy quá trình oxy hóa, phân hủy các chất hữu cơ và khử sắt, magnesium
Hệ thống máy sục bơm oxy thúc đẩy quá trình oxy hóa, phân hủy các chất hữu cơ và khử sắt, magnesium

Nhìn chung, mỗi một hệ thống đều có ưu nhược điểm và chức năng riêng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng cụ thể cho từng giai đoạn hay mục đích xử lý nước thải. Điều quan trọng là chúng phải được cân nhắc thiết kế phù hợp cho đặc tính tính nước thải để có được hiệu suất xử lý cao nhất.

Công nghệ tuyển nổi trong xử lý nước thải

Công nghệ tuyển nổi trong xử lý nước thải

01/12/2023

BỂ TUYỂN NỔI TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bể tuyển nổi được sử dụng rất phổ biến trong công nghệ xử lý nước thải hiện nay. Bể dùng để khử chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và BOD. Bể tuyển nổi là công trình không thể thiếu để tuyển nổi dầu mỡ trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt. Đặc biệt là nước thải từ nhà hàng, khách sạn, nhà máy chế biến thủy sản, lò mổ, lò quay gia cầm, gia súc. Bể tuyển nổi thường được sử dụng để xử lý sơ bộ nước thải, thu hồi sản phẩm.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ TUYỂN NỔI

Bể tuyển nổi là một thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn lơ lửng từ chất lỏng dựa trên những thay đổi đột ngột khi sục khí vào nước ở áp suất cao, rồi giảm áp, tạo môi trường áp suất thấp hơn, các bọt khí được sinh ra dưới dạng bọt khí ly ti.

QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ TUYỂN NỔI

– Cấp nước: Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao.

– Hòa tan không khí vào nước: Không khí được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí, tại đây nước và không khí được hòa trộn.

– Tạo bọt khí từ dung dịch quá bão hòa khí: Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nổi, qua một van giảm áp suất, áp suất được giảm đột ngột về áp suất khí quyển.

– Kết dính bọt khí, bám dính cặn vào bọt khí: Tại bể tuyển nổi, các bong bóng khí có kích thước ly ti được tạo ra và kết hợp với chất lỏng, tạo ra lực hấp dẫn có khả năng dính bám các phần tử rắn lơ lửng trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi.

– Tách cặn ra khỏi nước: Lớp bùn này được cào vào ván bùn mặt. Chất rắn nặng lắng xuống đáy bể và cũng được cào gom lại rồi hút ra ngoài bằng bơm hút bùn để đưa về khu xử lý bùn.

CÁC LOẠI BỂ TUYỂN NỔI

– Bể tuyển nổi cơ học;

– Bể tuyển nổi hóa học;

– Bể tuyển nổi chân không;

– Bể tuyển nổi áp lực;

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỂ TUYỂN NỔI

Ưu điểm

– Loại bỏ được các hạt cặn hữu cơ lhos lắng: dầu, mỡ, váng sữa,…

– Hiệu quả loại bỏ hàm lượng chất rắn lo lửng cao: 90 – 95%;

– Giảm thời gian lưu và thể tích các công trình phía sau;

Nhược điểm

– Chi phí đầu tư, bảo dưỡng thiết bị cao;

– Yêu cầu người vận hành phải có kỹ thuật;

– Bể tuyển nổi có cấu tạo phức tạp, quá trình kiểm soát áp suất khó.

CÁC LOẠI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DÙNG BỂ TUYỂN NỔI

– Nước thải công nghiệp có hàm lượng rắn lơ lửng cao;

– Nước thải nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm;

– Nước thải sản xuất thịt, đồ hộp;

– Nước thải nhà máy sản xuất bơ;

– Nước thải nhà máy chế biến thực phẩm;

– Nước thải nhà máy chế biến thủy hải sản;

– Nước thải nhà máy bánh kẹo;

Trên đây, Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình muốn cung cấp thêm cho quý khách hàng về Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi để mọi người hiểu thêm và biết cách vận dụng vào hệ thống xử lý nước thải của mình. Nếu có thắc mắc gì về lĩnh vực môi trường vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

Hải Dương: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Xử lý chất thải rắn giai đoạn 2021-2025

Hải Dương: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Xử lý chất thải rắn giai đoạn 2021-2025

18/10/2022

Những năm qua, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm triển khai. Đến nay, tỷ lệ thu gom, xử lý của thành phố Hải Dương đạt 95%, thành phố Chí Linh đạt 90%, các khu vực đô thị còn lại đạt khoảng 85%.

Đề án Xử lý chất thải rắn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hải Dương sẽ thay đổi nhận thức của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, tạo cảnh quan, môi trường sống của cộng động dân cư ngày càng xanh – sạch – đẹp, góp phần nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu và từng bước kiểm soát chặt chẽ vấn đề chất thải rắn.

thu-gom-rac-thai.jpg

Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng gần 1.100 tấn/ngày, đêm. Trong đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 420 tấn/ngày, đêm; khu vực nông thôn trên 650 tấn/ngày, đêm.

Thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Hải Dương cho biết, tại khu vực đô thị, chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện bởi 42 tổ thu gom, 7 Hợp tác xã, 5 Công ty. Khu vực nông thôn, các xã đã thành lập các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt cho từng thôn dân cư với trên 1.000 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn đạt khoảng 85%.

Hoạt động xử lý chất thải rắn được thực hiện theo 2 phương pháp: Đốt tiêu hủy tại các nhà máy và chôn lấp tại các bãi chôn lấp theo quy hoạch của UBND cấp huyện và xã. Hiện nay, tỉnh đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành 3 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với tổng công suất 498 tấn/ngày đêm. Rác thải tại Thành phố Hải Dương, 40 xã, 3 thị trấn được chuyển về các nhà máy đốt tiêu hủy với khối lượng khoảng 340 tấn/ngày, tương đương 27,7 % lượng chất thải toàn tỉnh.

Còn lại chất thải rắn của 167 xã, phường, thị trấn được xử lý chôn lấp tại 756 bãi chôn lấp của các địa phương với khối lượng khoảng 887 tấn/ngày. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp ở các thị trấn hầu hết đã đầy, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.

Đến nay, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hải Dương đạt 95%, thành phố Chí Linh đạt 90%, các khu vực đô thị còn lại đạt khoảng 85%. Tỷ lệ thu gom, xử lý  khu vực nông thôn đạt khoảng 85%.

tong-rac-thai-ran-1.jpg

Với mục tiêu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường được thu gom và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường đạt 90% năm 2025, 100% năm 2030, tỉnh Hải Dương đã xây dựng Đề án Xử lý chất thải rắn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.

Đề án đã đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến về nội dung thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục thu hút đầu tư nhà máy xử lý có công nghệ hiện đại, công suất cao, phù hợp với nhu cầu của tỉnh. Đặc biệt, đã chú trọng xây dựng, triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

phung-khanh-tai.jpg

Năm 2021, toàn huyện Nam Sách có 15 bãi chứa rác thải tập trung của các xã, thị trấn và 53 bãi chứa rác thải của các thôn, khu dân cư. Tuy nhiên, các bãi này đã lấp đầy trên 70%, phương pháp xử lý thủ công gây ô nhiễm môi trường và không còn phù hợp.

Trên cơ sở đó, Nam Sách đã ban hành Nghị quyết về thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về phân loại rác tại nguồn, giao các tổ chức đoàn thể đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động, hướng dẫn người dân phân loại rác. Huyện đã phát 40.000 cuốn sổ tay hướng dẫn phân loại rác cho các hộ gia đình, trường học trên địa bàn…

Nhờ đó, đến nay, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Nam Sách bước đầu đi vào nề nếp, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cơ bản các hộ gia đình đều chuẩn bị 2 thùng chứa rác vô cơ và hữu cơ. Nhiều gia đình tự thực hiện ủ rác hữu cơ tại vườn nhà. Toàn huyện đã xây dựng 22 điểm trung chuyển rác vô cơ, 46 vị trí ủ rác hữu cơ, trong đó, 11 vị trí ủ rác hữu cơ tập trung toàn xã, thị trấn, 35 vị trí ủ ở các thôn, khu dân cư. Ngoài ra, 53 bãi chứa rác thải của các thôn, khu dân cư đã được đóng cửa, san lấp trồng cây xanh.

Tại huyện Tứ Kỳ, để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn, huyện đã xây dựng Đề án số 05- ĐA/HU về Xử lý chất thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn giai đoạn 2021-2025. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải ngày càng đạt hiệu quả cao, phần lớn các bãi chôn lấp rác thải đã được quan tâm cải tạo, nâng cấp đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan. Rác thải tại thị trấn Tứ Kỳ đã được chuyển về nhà máy xử lý tập trung của tỉnh. Tại xã Quang Khải đã xây dựng điểm 39 hộ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, với mục tiêu đến hết năm 2022 có 100% hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/hai-duong-day-nhanh-tien-do-thuc-hien-de-an-xu-ly-chat-thai-ran-giai-doan-2021-2025-345755.html

TP. Huế: Dọn dẹp rác thải, bùn đất sau mưa lũ

TP. Huế: Dọn dẹp rác thải, bùn đất sau mưa lũ

18/10/2022

Sau khi nước lũ rút ở nhiều tuyến đường tại TP. Huế, lực lượng công an, quân đội, công nhân môi trường… đã tiến hành xuống phố dọn dẹp, giúp đảm bảo môi trường, giao thông thuận lợi, người dân sớm ổn định cuộc sống.

1(1).jpg

Theo thống kê, đợt mưa lũ này khiến hơn 70% tuyến đường của 36 phường, xã tại TP. Huế bị ngập, nhiều đường hơn nữa mét

2.jpg

Sau khi nước rút, với việc đường sá bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ đã khiến bùn đất và rác thải bám dày đặc trên các tuyến đường, ngỗn ngang và nhếch nhác

3.jpg

Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên – Huế đã huy động trên 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia dọn bùn, đất

4.jpg

Với sự hỗ trợ máy móc chuyên dụng của công ty môi trường, lực lượng quân đội đã dùng vòi xịt áp suất, xẻng, cùng các dụng cụ thiết yếu… để xử lý bùn đất

5.jpg

Những tuyến đường nằm cạnh các dòng sông được ưu tiên dọn trước vì lượng bùn nhiều

6.jpg

Lực lượng công an TP. Huế và Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng khẩn trương xuống đường dọn dẹp

7.jpg
8.jpg

Công nhân của Công ty CP Môi trường và đô thị Huế (HEPCO) tiến hành dọn dẹp rác thải

9(1).jpg

Theo các công nhân, lượng bùn, rác sau lũ đọng lại nhiều hàng chục lần so với ngày thường nên toàn bộ công nhân làm việc khẩn trương, cố gắng hơn

10.jpg

Việc sớm dọn dẹp nhằm hạn chế ô nhiễm sau mưa lũ, phòng trừ dịch bệnh, trả lại bộ mặt sạch đẹp cho đô

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tp-hue-don-dep-rac-thai-bun-dat-sau-mua-lu-345828.html

Rác thải ứ đọng tại các nhà máy thuỷ điện ở Nghệ An

Rác thải ứ đọng tại các nhà máy thuỷ điện ở Nghệ An

18/10/2022

Một số nhà máy thuỷ điện trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) nhiều năm nay xẩy ra tình trạng ứ đọng các loại rác thải như rác thải sinh hoạt, cây cối, xác động vật… trên lòng hồ với khối lượng lớn. Hiện tượng này đã gây ra ô nhiễm nguồn nước, môi trường xung quanh. Thế nhưng, trách nhiệm của các chủ đập lại khá mờ nhạt, chậm trễ trong xử lý.

Rác “bủa vây” lòng hồ 2 nhà máy thuỷ điện 

Sau đợt mưa lụt lớn vừa qua, trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (công suất 320MW – lớn nhất Nghệ An) lại tiếp tục xuất hiện một lượng rác lớn là cỏ, cây cối và nhiều loại rác thải sinh hoạt khác trôi từ thượng nguồn xuống, ứ đọng tại lòng hồ, phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay lượng rác này chưa được xử lý…

a.jpg

Hình ảnh rác thải tràn ngập các lòng hồ thuỷ điện đã khá quen thuộc với người dân Tương Dương.

Dẫn chúng tôi dọc theo Quốc lộ 16, đoạn qua bản Piếng Mựn, xã Mai Sơn, anh Vi Văn H, cho biết: “Năm nào rác cũng ứ đọng rất nhiều ở lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ kéo dài từ xã Mai Sơn đến Nhôn Mai. Năm 2020, khi đó rác nhiều quá nên thấy đơn vị này có thuê Công ty Môi trường ở dưới Vinh xử lý, trục vớt. Thế nhưng, sau một thời gian mưa lũ thì hiện tượng trên lại tái diễn”.

bv-2.jpg
Lượng lớn rác thải tại lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ, đoạn qua xã Mai Sơn (huyện Tương Dương).

Theo ghi nhận của PV vào những ngày giữa tháng 10/2022, hiện lượng rác thải đang ứ đọng ở lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ nhiều nhất ở khu vực bản Piếng Mựn. Rác ứ đọng kéo dài kín chiều rộng một đoạn lòng hồ đập với chiều dài đến vài trăm mét. Ngoài ra, đứng ở phía trên cầu Piếng Mựn (cây cầu thuộc Quốc lộ 16 – PV) nhìn xuống 2 bên một nhánh hồ đập này cũng xuất hiện rất nhiều rác thải với đủ chủng loại…

bv-1.jpg
Lượng rác thải khổng lồ phủ kín mặt hồ.

Việc rác thải sinh khối thực vật, xác gia súc, gia cầm và cá loại rác thải sinh hoạt… bị lũ cuốn trôi về lòng hồ thủy điện Bản Vẽ không chỉ khiến cho các phương tiện tham gia giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm trong lưu thông mà còn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cả khi lượng rác này ngâm nước lâu ngày và phân hủy.

bv-3.jpg
Trên Quốc lộ 16 nhìn 2 bên cầu Piếng Mựn, xã Mai Sơn toàn rác.

Hiện tượng rác thải “tấn công” lòng hồ thuỷ điện không chỉ xảy ra tại thuỷ điện Bản Vẽ. Mấy năm gần đây, người dân xã Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương) cũng nhiều lần phản ánh đến cơ quan chức năng về hiện tượng rác thải “bủa vây” lòng hồ thuỷ điện Khe Bố đóng trên địa bàn.

kb-1.jpg
Rác tại lòng hồ thuỷ điện Khe Bố.

Sáng ngày 09/10/2022, khi thấy PV ghi hình rác thải ở lòng hồ thuỷ điện Khe Bố, một người dân tiến đến trò chuyện và cho hay: Mùa mưa, lượng rác từ thượng lưu chảy về dạt vào bờ rất lớn. Nếu như trước đây, phần lớn rác thải này sẽ trôi theo dòng nước. Thế nhưng, từ khi Thủy điện Khe Bố được xây dựng, rác thải bị mắc kẹt lại. Bản Đình Hương, Đình Thắng, Đình Tiến, Đình Phong (xã Tam Đình) nằm cách Thủy điện Khe Bố không xa, cũng vì vậy mà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo người dân nơi đây, rác lâu ngày không xử lý phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Thấy nguồn nước không đảm bảo nên thời gian gần đây một số bà con trong bản không dám nuôi cá lồng bè vì lo ngại cá chết. Thậm chí, tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ Khe Bố đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì người dân hay dùng nước này để sinh hoạt.

kb-4.jpg
Rác thải án ngữ quanh năm ở lòng hồ thuỷ điện Khe Bố nhưng không được xử lý.

Để hạn chế rác trôi dạt vào bờ, người dân đã cùng nhau dựng lên hàng rào nổi bằng tre dọc bờ sông. Tuy nhiên, vào thời điểm mưa bão, “lá chắn” này không có tác dụng.

Anh Lô Văn T, người dân ở gần nhà máy thuỷ điện Khe Bố, cho biết thêm: “Vào những ngày tháng 9/2022, khi có dịp đi vào lòng hồ thuỷ điện này tôi thấy lượng rác thải rất lớn, bủa vây khắp lòng hồ. Đợt lũ vừa rồi thuỷ điện này có xả nước, có lẽ một lượng lớn rác thải đã đi về xuôi nên hôm nay (ngày 09/10/2022 – PV) rác mới ít lại đó…”.

Các chủ đầu tư cần nâng cao trách nhiệm

Theo UBND xã Tam Đình, tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ thuỷ điện Khe Bố đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống tại các bản Đình Hương, Đình Thắng, Đình Tiến, Đình Phong. Người dân có phản ánh, kiến nghị lên HĐND và UBND huyện nhưng đến nay qua các văn bản “qua lại” thì phía Nhà máy thuỷ điện Khe Bố vẫn đang còn “bình chân như vại”.

kb-2.jpg
Rác thải sát thân đập thuỷ điện Khe Bố đã mọc cỏ do để quá lâu (ảnh chụp tháng 9/2022).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tương Dương cho hay, hiện tượng rác thải tích tụ về khu vực lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ và Khe Bố sau mỗi mùa mưa bão rác từ thượng nguồn trôi về rất nhiều.

a-3.jpg
Nhưng sau trận lụt hồi đầu tháng 10/2022 đã thay bằng lượng rác mới. Người dân cho rằng nhà máy thuỷ điện này đã “té nước theo mưa” để xả rác xuống hạ du…

Đảm bảo môi trường lòng hồ là trách nhiệm của chủ đầu tư các nhà máy thủy điện. Vì vậy, UBND huyện Tương Dương đã công văn gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An đề nghị các nhà máy thuỷ điện. Đặc biệt là nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ và Thủy điện Khe Bố thu dọn, vệ sinh rác thải lòng hồ. Tuy nhiên, mới chỉ có nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ là có triển khai thực hiện nhưng chưa triệt để.

vb-1.jpg
Cơ quan chức năng từ UBND huyện Tương Dương, Sở TN&MT, UBND tỉnh Nghệ An không ngừng thúc giục, yêu cầu các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn phải thực hiện vệ sinh lòng hồ.

Được biết, ngày 04/9/2021, UBND tỉnh Nghệ An có Văn bản số 6513/UBND-CN yêu cầu các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện nghiêm túc, khẩn trương trai khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn Công văn số 854/UBND-NN ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh về việc thu dọn rác lòng hồ thủy điện.

Ngày 10/9/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cũng có văn bản đề nghị nhà máy Thủy điện Khe Bố và một số nhà máy khác trên địa bàn huyện Tương Dương như Bản Ang, Xóong Con, Nậm Nơn phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, đánh giá hiện trạng rác trôi nổi trong toàn bộ khu vực lòng hồ.

1.jpg
2.jpg
Việc liên hệ với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An của phía Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam (chủ đầu tư thuỷ điện Khe Bố) để lập tư vấn, xử lý rác bị “lãng quên” sau hơn 1 năm?

Trường hợp có hiện tượng dồn ứ, ách tắc dòng chảy gây mất an toàn giao thông đường thủy, suy giảm chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng sinh hoạt người dân phải triển khai vệ sinh, thu dọn kịp thời theo chỉ đạo của UBND tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/10/2021 để theo dõi, giám sát.

Tuy nhiên, trong văn bản số 1376/VNPD-KT, ngày 15/9/2021 của Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam (chủ đầu tư thuỷ điện Khe Bố) gửi Sở TN&MT tỉnh Nghệ An và UBND huyện Tương Dương thì về “cơ bản” đơn vị này cũng đã có “quan tâm” vớt rác, xử lý làm sạch môi trường lòng hồ?

a-2.jpg
Và một lượng rác thải khổng lồ cứ thế quanh năm “bủa vây” mặt hồ thuỷ điện này.

Văn bản cũng nêu rằng, đơn vị này đã có văn bản liên hệ với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An để mời lập phương án và dự toán chi phí thực hiện công việc vớt rác lòng hồ thuỷ điện Khe Bố. Sau khi liên hệ được thì sẽ thống nhất phương án xử lý vớt rác…

Tuy nhiên, ngày 14/10/2022, khi liên hệ với ông Phú Văn Phượng – Giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An thì được biết, đơn vị này mới chỉ 1 lần duy nhất được nhà máy thuỷ  điện Bản Vẽ thuê thực hiện việc xử lý vớt rác ở lòng hồ này vào cách đây khoảng 2 năm. Còn Nhà máy thuỷ điện Khe Bố thì chưa bao giờ.

aa.jpg
Vấn đề xử lý rác tại các lòng hồ thuỷ điện như Khe Bố, Bản Vẽ đang bị các chủ đầu tư xem nhẹ?

Qua lời khẳng định của lãnh đạo Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An thì những “dự định” trong văn bản số 1376/VNPD-KT, ngày 15/9/2021 của Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam trải qua hơn 1 năm nhưng vẫn chỉ là… “dự định”. Rác thải vẫn tràn ngập lòng hồ thuỷ điện Khe Bố.

Liên quan đến vấn đề tồn đọng, ô nhiễm rác thải tại các lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ và Khe Bố, một lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An cho biết, khi nắm được thông tin sẽ kiểm tra sự việc và yêu các các bên có trách nhiệm nhanh chóng xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/rac-thai-u-dong-tai-cac-nha-may-thuy-dien-o-nghe-an-gay-o-nhiem-moi-truong-chu-dau-tu-cham-tre-trong-xu-ly-345785.html

Indonesia đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Indonesia đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

14/10/2022

Theo thoả thuận Paris, yếu tố mang tính quyết định để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 phụ thụôc vào việc Indonesia đẩy nhanh đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than

Đây là nhận định được ông Fabby Tumiwa, Giám đốc điều hành Viện Cải cách các dịch vụ thiết yếu (IESR) đưa ra trong bài phát biểu khai mạc Tuần lễ Năng lượng bền vững Indonesia (ISEW) 2022.

Cụ thể, ông Fabby cho biết : “Theo báo cáo của IESR, vào năm 2030, Indonesia cần ngừng hoạt động một bộ phận các nhà máy nhiệt điện chạy than, với tổng công suất 9,2 GW điện, tiến tới dừng hoạt động tất cả các nhà máy vào năm 2045.” Ông tin rằng một điều khoản, nằm trong Quyết định Tổng thống số 112/2022, giao cho Bộ Năng lượng và tài nguyên khoáng sản (MEMR) việc chuẩn bị lộ trình đẩy nhanh tốc độ “về hưu” của các nhà máy nhiệt điện chạy than, là một bước khởi đầu tốt nhất.

Còn theo Tổng Thư ký MEMR, ông Rida Mulyana: Quy định 112/2022 của Tổng thống sẽ thu hút các khoản đầu tư và ưu đãi cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây là động lực thích hợp để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong bối cảnh giá năng lượng hóa thạch đang ở mức cao. Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng về năng lượng sạch sẽ tăng lên. Chính phủ đã thực hiện các chiến lược để giảm dần hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than CFPP bằng cách đặt ra một hợp đồng thời hạn tối đa là 30 năm.

“Năng lực (CFPP-ed) sẽ tăng lên đến năm 2030 và sau đó quá trình phát triển các nhà máy nhiệt điện than CFPP sẽ kết thúc vào năm 2058”, ông Rida cho biết.

Indonesia đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Ông Ria cũng nhấn mạnh: Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn theo mục tiêu của chính phủ, việc phát triển siêu lưới điện được lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo và đồng thời duy trì sự ổn định của điện. Điều này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu điện sang các nước ASEAN khác và được kết nối với siêu lưới điện ASEAN.

Chính phủ Indonesia đã thực hiện nhiều chiến lược để giảm dần hoạt động của các nhà máy nhiệt điện chạy than, thông qua việc ký những hợp đồng có thời hạn tối đa 30 năm.

“Để hỗ trợ và đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng tái tạo, Indonesia sẽ cần 1 nghìn tỷ USD vào năm 2060 để sản xuất và truyền tải năng lượng tái tạo. Nhu cầu tài chính sẽ tăng lên tương ứng với kế hoạch của Indonesia nhằm sớm cho các nhà máy nhiệt điện chạy than về hưu trong những năm tới”, ông Rida nói.

Ngoài ra, việc triển khai Quyết định Tổng thống số 112/2022 và việc ngừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện, tiến trình xin phép sản xuất năng lượng tái tạo không phức tạp, sự đồng hành và xã hội hóa các quy định về năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Indonesia

Bà Vivi Yuliawati, Thứ trưởng tạm thời phụ trách Bộ Các vấn đề hàng hải và tài nguyên thiên nhiên, nói rằng: Để thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060, điều quan trọng là xây dựng chính sách kỹ thuật để dễ dàng chuyển đổi năng lượng.

Bà hy vọng rằng kết quả của hoạt động thảo luận tại ISEW 2022 sẽ là cơ sở cho việc chuẩn bị Kế hoạch Phát triển quốc gia trung hạn 2025-2029 và Kế hoạch Phát triển dài hạn vào năm 2045, do Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia thực hiện, liên quan đến việc chuyển đổi năng lượng nhằm giảm thiểu tác động của quá trình chuyển đổi đối với nền kinh tế xã hội Indonesia.

Bà nói: “Chỉ công nghệ năng lượng tái tạo là chưa đủ. Chúng ta cần một “dàn nhạc giao hưởng về công suất” để xây dựng năng lực mới về sản xuất năng lượng tái tạo.”

ISEW 2022 cũng sẽ khuyến khích các cộng đồng dân cư trong xã hội Indonesia tham gia vào hoạt động thảo luận liên quan tới chuyển đổi năng lượng. “ISEW được tổ chức để tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận bao có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm cả những bên bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Hơn nữa, đây là một động lực hướng tới hội nghị thượng đỉnh KTT G20 sẽ được tổ chức vào tháng 11 ở Indonesia, trong đó chuyển đổi năng lượng sẽ là một trong những chủ đề chính, ”Giám đốc Chương trình năng lượng của tổ chức GIZ ASEAN/Indonesia, bà Lisa Tinschert, cho biết.

ISEW được tổ chức dựa trên sự hợp tác giữa Diễn đàn Năng lượng sạch Indonesia (ICEF), Viện Cải cách dịch vụ thiết yếu (IESR) và Năng lượng sạch, giá cả phải chăng, an toàn cho Đông Nam Á (CASE).

ISEW 2022 dự kiến diễn ra trong 5 ngày, từ 10 đến 14/10/2022, với chủ đề Tiếp cận Hệ thống năng lượng có phát thải ròng bằng 0 của Indonesia: Đoàn kết hành động và chiến lược. Ai quan tâm tới sự kiện có thể theo dõi trực tuyến tại địa chỉ isew.live.

An Như

Rác thải công nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải công nghiệp

14/10/2022

Rác thải công nghiệp có mức độ nguy cơ tiềm ẩn gấp nhiều lần nếu không biết cách giải quyết và xử lý trước khi thải ra thiên nhiên và môi trường.

Rác thải công nghiệp gồm những gì?

Rác thải công nghiệp là những chất thải được thải ra môi trường thông qua những hoạt động của một số nhà máy, xí nghiệp,… Phần lớn chúng đều là những chất thải  này gây nguy hại đến các sinh vật sống bên trong môi trường, không chỉ riêng con người.

Rác thải công nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải công nghiệp - Ảnh 1

Thông thường, chất thải thường chia thành loại có thể tái chế và loại không thể tái chế. Một số chất thải rắn có thể tái chế như: giấy báo, thùng cacton, một số kim loại,… Khí độc hại, hóa chất dạng lỏng độc hại,… được xếp vào loại không thể tái chế. Chúng tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, phá hủy môi trường sống, ăn mòn một số đồ vật, kiến trúc, gây ra cháy nổ,…

Phân loại rác thải công nghiệp

Phần lớn rác thải công nghiệp đều ảnh hưởng, nguy hại đến với sức khỏe con người. Dựa vào thành phần cấu tạo cũng như các hợp chất có trong chất thải công nghiệp mà được phân loại thành các loại sau:

Chất thải rắn nguy hại: là những chất rắn, lỏng, khí chứa các thành phần gây cháy, nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường như: các hợp chất xi mạ, phụ gia, dầu nhớt thải, pin, bóng đèn..

Chất thải rắn không nguy hại: là các chất không nguy hại đến con người cũng như môi trường xung quanh. Đặc biệt các chất thải loại nầy có khả năng tái chế như: kim loại, than hoạt tính, gốm sứ, cao su..

Vì sao phải xử lý rác thải công nghiệp?

Không thể phủ nhận được tầm nguy hiểm của các loại rác thải công nghiệp này. Sự phát triển quá nhiều của rác thải công nghiệp có thể dẫn đến sự ô nhiễm môi trường xung quanh mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy như: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, sự thay đổi khí hậu trong thiên nhiên, một số loại bệnh mới phát sinh,…

Nguyên nhân chủ yếu do một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất không thực hiện biện pháp xử lý rác thải đúng cách hoặc không muốn xử lý hiện tượng này. Một vài doanh nghiệp trực tiếp thả các loại rác thải vào trong sông hoặc trong không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khi sống trong những khu vực này.

Sự quan tâm xử lý rác thải công nghiệp đang là tình trạng cấp bách trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc này vẫn chưa thể xử lý một cách thỏa đáng. Hiện tượng này vẫn tiếp tục tiếp diễn do một số doanh nghiệp không ý thức được tính nguy hiểm đang tồn tại trong môi trường.

Rác thải công nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải công nghiệp - Ảnh 2

Quy trình giải quyết và xử lý rác thải công nghiệp

Khi số lượng rác thải công nghiệp ngày càng tăng, nhất là khu vực xí nghiệp sản xuất, nhà máy sản xuất thì việc kiến thiết xây dựng một quy trình tiến độ chuẩn để giải quyết và xử lý rác thải là điều cực kỳ thiết yếu.

Quy trình giải quyết và xử lý rác thải công nghiệp đang được vận dụng phổ cập nhất tại nước ta như sau :

  • Bước 1: Kiểm soát, giải quyết và xử lý nguồn rác thải bảo đảm an toàn và hiệu suất cao từ những hoạt động giải trí sản xuất trong nhà máy sản xuất, nhà máy sản xuất
  • Bước 2: Thu gom và luân chuyển rác thải công nghiệp đến khu vực trung gian
  • Bước 3: Tiến hành phân loại rác thải công nghiệp
  • Bước 4: Vận chuyển rác thải đã được phân loại chi tiết cụ thể tới khu giải quyết và xử lý rác thải
  • Bước 5: Tiến hành giải quyết và xử lý rác thải theo những giải pháp như lò đốt, hóa chất … trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Chắc chắn rằng những chất thải này phải được giải quyết và xử lý khắt khe và tuân thủ những bước để bảo vệ bảo đảm an toàn cho thiên nhiên và môi trường và sức khỏe thể chất con người .

Các phương pháp xử lý chất thải công nghiệp.

Tùy vào tính chất cũng như yêu cầu thực tế mà lựa chọn phương pháp xử lý khác nhau. Thông thường để xử lý chất thải thì sử dụng 4 phương pháp xử lý như sau:

Phương pháp thiêu đốt:

là phương pháp xử lý phổ biến trên thế giới hiện nay, đặc biệt là chất thải nguy hại, chất thải y tế. Đối với phương pháp nầy thì xử lý khói thải là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Lựa chọn phương pháp xử lý khí thải thì phụ thuộc vào thành phần khí thải như: trung hòa, kết tủa, hấp thụ, hấp phụ, điện lý, lọc, lắng. Đối với phương pháp thiêu đốt thì sử dụng biện pháp oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao chuyển hóa thành các chất khí còn lại một lượng tro xỉ.  Hiện nay, phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến như: Đức, Nhật, Hà Lan, Đan Mạch…

Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh:

Là phương pháp áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh có nhiều nhược điểm  như: tiêu tốn diện tích, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, đây là phương pháp sử dụng để chôn lấp các loại chất thải tái chế, tro xỉ lò đốt, chất thải công nghiệp.

Ngoài ra, phương pháp chôn lấp còn áp dụng với chôn lấp các loại chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ bằng bãi chôn lấp thiết kế đặc biệt phù hợp cho từng loại chất thải. Đối với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì vấn đề quan trọng nhất chính là kiểm soát sự phân hủy của các chất thải, nhất là chất thải hữu cơ. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ được phân hủy thành các hợp chất amoni, H2S, SO2, CO2, H2…

Phương pháp ủ sinh học:

là phương pháp áp dụng với chất hữu cơ không độc hại. Ban đầu là khử nước, tiếp theo sau đó là khử nước. Quá trình ủ chất hữu cơ tạo thành các hợp chất dinh dưỡng, xemlulo, ligin… Phương pháp ủ sinh học được ứng dụng hầu hết ở Việt Nam ở quy mô nhỏ tại trang trại, hộ gia đình cũng. Còn ở quy mô lớn thì thường được ứng dụng đối với khối lượng rác thải hữu cơ nhỏ hơn 300 tấn/ngày. Còn đối với khu vực, tỉnh, thành phố phát sinh lượng chất thải lớn hơn 300 tấn/ngày thường không áp dụng biện pháp ủ hữu cơ không đạt được hiệu quả cao.

Phương pháp tái chế chất thải:

Đối với các loại chất thải như: kim loại, gỗ, nhựa, giấy thì thường được các công ty, làng nghề tái chế thành các sản phẩm khác. Công nghệ tái chế ở các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém, quy mô sản xuất nhỏ nên thường xuyên ô nhiễm môi trường .

T.Anh

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/rac-thai-cong-nghiep-la-gi-quy-trinh-xu-ly-rac-thai-cong-nghiep-65198.html

 

Hơn 5,3 tỷ chiếc điện thoại di động trở thành rác thải trong năm 2022

Hơn 5,3 tỷ chiếc điện thoại di động trở thành rác thải trong năm 2022

14/10/2022

VOV.VN – Theo một ước tính của các chuyên gia, sẽ có khoảng 5,3 tỷ trong số 16 tỷ chiếc điện thoại di động được sở hữu trên toàn thế giới có thể bị vứt bỏ hoặc không còn sử dụng vào năm 2022.

Nếu xếp chồng lên nhau, số điện thoại không còn sử dụng này sẽ cao khoảng 50.000 km, cao hơn 100 lần so với trạm vũ trụ quốc tế. Mặc dù có chứa vàng, đồng, bạc và các thành phần có thể tái chế có giá trị khác, hầu hết tất cả các thiết bị này vẫn được tích trữ mà không được mang đi tái chế, gây hại đáng kể cho sức khỏe và môi trường.

Theo một cuộc khảo sát tại sáu quốc gia châu Âu từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022, nhiều người đã chọn giữ lại những chiếc điện thoại cũ trong ngăn kéo, tủ quần áo, hoặc nhà kho thay vì mang chúng đến cửa hàng sử chữa hoặc tái chế.

Báo cáo cho thấy, trung bình có tới 5 kg thiết bị điện tử cho mỗi người hiện đang được tích trữ trong các gia đình châu Âu. 46% số người được khảo sát cho biết, họ giữ lại đồ vật cũ với hy vọng có thể nó vẫn còn hữu ích cho một việc nào đó trong tương lai.

Có 15% giữ lại với ý định sẽ bán hoặc tặng chúng, trong khi có 13% giữ lại do nó có giá trị tình cảm. Tuy nhiên, theo số liệu giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020, rác thải điện thoại di động chỉ là phần nổi của tảng băng 44,48 triệu tấn rác thải điện tử được tạo ra hàng năm không được tái chế trên thế giới.

Nhằm hạn chế rác thải điện tử, tháng này EU đã thông qua luật mới yêu cầu USB-C trở thành tiêu chuẩn sạc duy nhất cho tất cả điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy ảnh mới từ cuối năm 2024. Động thái này dự kiến sẽ giúp tiết kiệm hàng năm ít nhất 195 triệu USD và cắt giảm hơn 1.000 tấn rác thải điện tử của EU mỗi năm.

Theo Kees Balde, Chuyên gia Khoa học Cấp cao tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên hợp quốc (UNITAR), luật pháp ở châu Âu đã thúc đẩy tỷ lệ thu gom rác thải điện tử trong khu vực cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Ở cấp độ châu Âu, 50-55% chất thải điện tử được thu gom hoặc tái chế. Trong khi ở các quốc gia có thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ ở mức dưới 5% và đôi khi thậm chí dưới 1%./.

Hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện phí BVMT đối với nước thải, khai thác khoáng sản và phổ biến nghị định 45/2022/NĐ-CP”

Hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện phí BVMT đối với nước thải, khai thác khoáng sản và phổ biến nghị định 45/2022/NĐ-CP”

20/09/2022

Ngày 06/9/2022, tại thành phố Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện phí BVMT đối với nước thải, khai thác khoáng sản và phổ biến nghị định 45/2022/NĐ-CP”.

Hội thảo do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh và Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì và được chia làm hai phiên: Phiên thứ nhất, các đại biểu  nghe trình bày về đánh giá tổng quan tình hình thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khai thác khoáng sản và đề xuất sửa đổi; Phiên thứ hai, các đại biểu nghe phổ biến Nghị định số 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

Tham dự Hội thảo có sự tham gia của gần 100 đại biểu đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc khu vực miền Trung, miền Bắc và một số tập đoàn, tổng công ty.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã nhấn mạnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Luật BVMT) có nhiều quan điểm mới, tiến bộ, tiệm cần gần với trình độ các nước phát triển. Trong đó, Luật BVMT tiếp tục khẳng định quyết tâm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tham gia công tác BVMT; tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc định hình chuyển đổi các mô hình kinh tế theo hướng bền vững. Cụ thể hóa quan điểm này, Luật BVMT đã đưa ra nhiều chế định nhằm giảm dần việc sử dụng các công cụ có tính chất mệnh lệnh hành chính, thay vào đó bằng việc sử dụng nhiều hơn và sát thực hơn công cụ kinh tế để quản lý môi trường, chuyển dần sang vận dụng những nguyên tắc cơ bản của thị trường trong quản lý môi trường, trong đó có hai nguyên tắc cơ bản là: người gây ô nhiễm phải trả tiền; người hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền. Việc sử dụng các công cụ kinh tế phải đảm bảo mục tiêu cao nhất là tham gia quản lý hiệu quả công tác BVMT, điều tiết các hành vi theo hướng thân thiện với môi trường. Bên cạnh thuế, phí BVMT, nhiều công cụ kinh tế mới đã được quy định như tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chi trả dịch vụ hệ sinh thái; hình thành thị trường các bon v.v.


Các đại biểu tham gia thảo luận

Các đại biểu đã tích cực thảo luận, trao đổi những vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện phí BVMT đối nước thải (được quy định bởi Nghị định 53/2020/NĐ-CP) và phí BVMT trong khai thác khoáng sản (được quy định bởi Nghị định 164/2016/NĐ-CP). Theo đó, việc rà soát, sửa đổi quy định phí BVMT đối với nước thải, khai thác khoáng theo quy định của Luật BVMT 2020 là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ nguồn thải, thể hiện nguyên tắc “người gây nhiều ô nhiễm thì trả nhiều phí”.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã đề nghị hướng dẫn rõ một số nội dung được quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

Bế mạc Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hưng Thịnh cho rằng các ý kiến trao đổi trong Hội thảo sẽ là những đóng góp quý báu giúp Tổng cục Môi trường tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm phù hợp với Luật BVMT. Cùng với đó, liên quan đến Nghị định 45/2022/NĐ-CP, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, người dân là đối tượng áp dụng của Nghị định, đồng thời cần triển khai ngay các hoạt động cần thiết để đưa Nghị định đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

VEA.