Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022

Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022

20/09/2022

Kể từ lần đầu tiên được khởi xướng năm 1993, đến nay Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới, trở thành phong trào rộng khắp thế giới nhằm tăng cường nhận thức và hành động của toàn nhân loại đối với các vấn đề môi trường. Chính vì vậy, cùng với nhiều quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế, sáng ngày 17/9, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức các hoạt động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 tại Diễn Châu, Nghệ An.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; các vị khách quý đại diện cho các tổ chức quốc tế; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan thông tấn báo chí cùng toàn thể các quý vị đại biểu và người dân huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An đã đến tham dự buổi Lễ Phát động trọng thể này.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân khai mạc Lễ phát động Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022.

Ông cho biết hiện nay, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên đang là những vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ 21. Đặc biệt, theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới, lượng chất thải rắn toàn cầu đang gia tăng nhanh, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025 (tăng 70% trong giai đoạn này). Diễn đàn Kinh tế thế cũng đưa ra nhận định, nếu không có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, các đại dương bị ô nhiễm nặng nề của trái đất sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn cả cá[A1] .

Tại Việt Nam, với dân số hơn 96 triệu người, hằng năm, lượng rác được thải ra là rất lớn, trung bình có hơn 61.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày. Nguồn thải lớn nhưng khoảng hơn 70% lượng rác thải được xử lý chủ yếu bằng phương pháp  chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất, nếu không kiểm soát tốt có nguy cơ gây ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí. Phần lớn hiện nay, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, khối lượng rác thải gia tăng trung bình từ 10-16%/năm, gây áp lực lớn cho việc xử lý rác thải.

Các đại biểu tham dự Lễ phát động Chiến dịch.

Năm 2022, tiếp nối chủ đề đã được Liên Hợp quốc phát động đó là “Cùng hành động để thay đổi thế giới” nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị các Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị – xã hội, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cùng chung tay tổ chức các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường như triển khai có hiệu quả và tuyên truyền hướng dẫn chi tiết, đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào thực tế cuộc sống, trong đó tập trung vào việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải; lựa chọn các công nghệ chất thải xử lý chất thải phù hợp, ít phát thải ra môi trường, ưu tiên công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng; thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững…cùng với đó là tăng cường kiểm soát và giám sát nguồn thải từ các khu vực có phát sinh nhiều chất thải hoặc các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như các khu/cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông,…tổ chức các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh môi trường và trồng cây tạo cảnh quan tại nơi sinh sống, cơ quan, trường học… Khởi công và bàn giao các công trình, dựán về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các công trình, mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn, tái chế chất thải…đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường và giảm nhựa, giảm thiểu chất thải cho các siêu thị, chuỗi cung ứng hàng hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ và các nhà sản xuất, nhập khẩu cũng như người dân…

Thứ trưởng cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và các địa phương tăng thời lượng tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các hoạt động vì môi trường… trong đó đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, truyền thông phù hợp trên nền tảng công nghệ, phù hợp các nhóm đối tượng. Từ đó, các hoạt động nổi bật, các sáng kiến và giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả sẽ được giới thiệu đến người dân và được các cấp có thẩm quyền khen thưởng, tôn vinh kịp thời.

Thứ trưởng cũng phát đi lời kêu gọi hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn: Chúng ta hãy cùng nhau cam kết hành động vì màu xanh của biển, vì màu xanh của môi trường trên khắp hành tinh. Mỗi một hành động dù nhỏ nhưng có ý nghĩa sẽ mang lại đóng góp tích cực để cùng chung tay xây dựng tương lai của “ngôi nhà chung-Trái Đất”, tạo môi trường trong lành, giữ cân bằng sinh thái cho sự phát triển bền vững của loài người.

Tiếp theo hoạt động hưởng ứng, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã cùng Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Đinh Khắc Đính và Phó Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – Nguyễn Nghĩa Hiếu cùng toàn thể đại biểu tham dự buỗi lễ tham gia trồng hàng cây ơn Bác và thu dọn sạch bãi biễn Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An.

Các Lãnh đạo Bộ TN&MT, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Nghệ An tham gia trồng Hàng cây ơn Bác.

VEA

Các biện pháp thu gom rác thải và xử lý rác thải theo khoa học ở Việt Nam

Các biện pháp thu gom rác thải và xử lý rác thải theo khoa học ở Việt Nam

15/09/2022

Mỗi quốc gia sẽ có cách thu gom và xử lý rác thải khác nhau. Đây là các biện pháp thu gom rác thải và xử lý rác thải theo khoa học ở Việt Nam.

Biện pháp thu gom rác thải

Ở Việt Nam, hầu hết lượng rác thải đều được thu gom tập kết tại những bãi rác đã được quy hoạch. Đây là phương pháp thu gom rác thải truyền thống giúp tiêu hủy được lượng rác khổng lồ thải ra hằng ngày.

Nhân viên cơ quan môi trường sẽ đi thu gom rác bằng những chiếc xe chuyên dụng. Sau khi thu gom rác ở tất cả các điểm, rác sẽ được tập kết về các bãi rác được quy hoạch. Ở nước ta, có rất nhiều bãi chứa và xử lý rác thải. Đa phần, những bãi tập kết rác thải thường ở xa khu dân cư để không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

Ngoài biện pháp thu gom rác đến các bãi rác được quy hoạch thì ngày nay cũng đã có khá nhiều nhà máy xử lý rác thải của các đơn vị, cơ quan môi trường, cơ quan xử lý chất thải, rác thải. Thay vì đưa rác sau thu gom về bãi rác thì sẽ đưa vào các kho chứa rác của các nhà máy. Sau khi tập kết xong sẽ tiến hành xử lý rác thải.

cac-bien-phap-thu-gom-rac-thai-va-xu-ly-rac-thai-theo-khoa-hoc-o-viet-nam

Các biện pháp xử lý rác thải khoa học ở Việt Nam

  • Sử dụng lò đốt rác thải

Nếu lúc trước ưu tiên việc chôn lấp rác thải nhằm xử lý lượng lớn rác được thải ra hằng ngày thì ngày nay, Việt Nam đã sử dụng lò đốt để xử lý rác thải. Sử dụng lò đốt rác thải là một trong những công nghệ xử lý rác thải tiên tiến bậc nhất hiện nay. Các công ty môi trường, cơ quan xử lý chất thải thường sử dụng lò đốt công suất lớn có sử dụng năng lượng để xử lý rác.

cac-bien-phap-thu-gom-rac-thai-va-xu-ly-rac-thai-theo-khoa-hoc-o-viet-nam

  • Sử dụng hóa chất

Ngoài ra, một trong những biện pháp xử lý rác thải khá khoa học nữa đó là sử dụng hóa chất. Các cơ quan môi trường thường sử dụng xử lý mùi hôi nước thải, hóa chất EM WAT – 1, chất khử mùi Clean Air để xử lý rác thải. Tuy nhiên, dù cách này khá khoa học nhưng có nhược điểm là các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người. Do đó, cách này cũng chưa triệt để hoàn toàn.

Nếu cần tư vấn về các biện pháp thu gom và xử lý rác thải theo khoa học, liên hệ ngay với công ty Môi trường Xanh VN để được giải đáp nhanh nhất.

Những công nghệ xử lý rác thải tiên tiến trên thế giới

Những công nghệ xử lý rác thải tiên tiến trên thế giới

15/09/2022

“Theo thông tin của sở Tài Nguyên Môi Trường, hiện nay TP HCM cũng đang ưu tiên chuyển việc xử lý rác thải từ chôn lấp sang đốt. Mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng rác được chôn lấp từ 76% xuống 50%, và đến năm 2025 chỉ còn 20% rác được chôn lấp.”

Vụ việc mùi hôi thối bốc ra từ bãi xử lý rác thải Đa Phước là một dấu hiệu cảnh tỉnh nước ta trong vấn đề xử lý rác thải. Chôn lấp là phương pháp xử lý rác thải kém hiệu quả nhất, khi so với các công nghệ và quy trình tiên tiến của Thuỵ Điển, Áo, Bỉ hoặc Nhật.

Chôn lấp rác thải không còn phù hợp

Mỗi ngày ở TP HCM có 8.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 5.000 tấn trong số đó được chuyển đến Đa Phước để chôn lấp. Sau 11 năm hoạt động, Đa Phước đã chôn lấp 13 triệu tấn rác với độ cao 27m – hơn ½ lượng rác dự kiến (24 triệu tấn) của bãi rác.

Gần đây khi gió Tây Nam thổi mạnh, mùi hôi thối của bãi rác lan tới Phú Mỹ Hưng và những vùng lân cận, làm người dân không thể ở nổi. Đây đang là vấn đề khiến các chuyên gia và quản lý TP HCM đang đau đầu tìm cách giải quyết.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, xử lý rác bằng cách chôn lấp không thể tránh khỏi việc bốc mùi.

Vì vậy, ngoài việc khắc phục mùi bằng các cách như tăng cường xịt các hóa chất, bố trí thời gian xử lý và thời gian tiếp nhận một cách hợp lý, không tập trung vào 1 thời điểm để giảm mùi hôi. Thì còn phải nhanh chóng tìm công nghệ xử lý rác thay thế.

Theo dòng lịch sử, chôn lấp là phương pháp xử lý rác thải rắn đầu tiên và cổ xưa nhất của loài người, được áp dụng từ năm 320 trước công nguyên. Tuy nhiên hiện nay, chôn lấp rác thải được coi là hạ sách, khi nó rất lạc hậu và kém hiệu hiệu quả.

Trên Thế Giới, rác thải cũng là một vấn đề gây nhiều phiền toái. Nhưng cũng có các Quốc gia hết sức thành công trong việc quản lý rác thải, điển hình là Thuỵ Điển, Áo, Bỉ và Nhật.

Thuỵ Điển – Quốc gia phải nhập khẩu rác để xử lý

Lượng rác thải cần phải chôn lấp ở Thuỵ Điện chỉ chiếm khoảng 1%. Còn lại, 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện.

50% lượng điện năng tiêu thụ của Thuỵ Điển đến từ năng lượng tái tạo. Họ thiết lập mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia.

Trong mùa đông lạnh buốt, họ cũng có mạng lưới đốt rác được bố trí theo từng quận, để truyền nhiệt năng, sưởi ấm đến từng hộ gia đình.

Để đáp ứng “nhu cầu về rác” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại rác rất khoa học, kể từ những năm 1970.

Tuy nhiên lượng rác trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu rác từ các nước khác. Trong năm 2015, họ đã nhập khẩu 1,5 triệu tấn rác, và dự đoán năm 2020 họ sẽ nhập khẩu 2,3 triệu tấn rác.

Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên rác”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” rác hộ.

Áo – Quốc gia tái chế rác bằng công nghệ sinh học tân tiến

Áo là một Quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET.

Trong khi cả Thế Giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa – giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET. Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.

Cùng với nhiều công nghệ tiên tiến khác, Áo, Bỉ và Đức hiện đang là 3 Quốc gia tái chế rác hiệu quả nhất trên Thế Giới.

Bỉ – Quốc gia với hệ thống quản lý rác từ trước khi được thải ra

75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất Thế Giới. Tài nguyên của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi.

Họ có 2 quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh.

Ecolizer là hệ thống trên web để quản trị việc sản xuất, đảm bảo lượng rác thải thấp và sạch. Hệ thống tính toán quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải, giúp các nhà sản xuất có thể đánh giá được tác động môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra.

Từ đó đề xuất những cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm, làm giảm hệ quả xấu tới môi trường.

Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết kế, ta có thể giảm lượng nguyên liệu và rác thải đáng kể. Ví dụ, khi cần xách 1 ly cafe mang đi, sử dụng một bao nilon chữ T sẽ tiết kiệm và bảo vệ môi trường gấp vài lần so với bao nilon thông thường. Và khi lượng ly cafe lên tới vài triệu, lượng nhựa cần để sản xuất và thải ra môi trường sẽ giảm cực kỳ lớn.

Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương tự như Ecolizer, nhưng đối với những sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá lượng rác thải mà sự kiện có thể gây ra, những cách thức để giảm rác thải trong sự kiện, và thậm chí danh sách những nơi cho thuê dao kéo tái sử dụng.

Họ làm mọi thứ để giảm rác thải từ trong trứng nước.

Nhật – Quốc gia đốt rác thải hiệu quả nhất

So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia đi đầu về tái chế rác thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả.

Rác thải của Nhật được quản lý rất có chiều sâu. Bắt nguồn từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi của người dân. Cho đến việc đốt rác thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).

Công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Rác bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu cứng đầu nhất.

Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện.

Không quá cầu kỳ, phức tạp và rất hiệu quả, nên hiện nay đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản như: Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.

Kinh nghiệm nào cho chúng ta?

Trước tiên ta phải thấy rằng điểm chung của những Quốc gia xử lý rác thải hiệu quả là đến từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi quy định của người dân. Nếu không có ý thức này, mọi công nghệ xử lý rác là vô ích. Đa Phước từ lúc được xây dựng cũng có một quy trình để tái chế rác thải, nhưng không thể sử dụng được vì nguồn rác đầu vào không được phân loại.

Vệ công nghệ, để bắt chước theo các Quốc gia châu Âu thì có vẻ còn khá xa. Công nghệ đốt rác của Nhật Bản là phương pháp khả thi để theo đuổi nhất hiện giờ.

Theo thông tin của sở Tài Nguyên Môi Trường, hiện nay TP HCM cũng đang ưu tiên chuyển việc xử lý rác thải từ chôn lấp sang đốt. Mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng rác được chôn lấp từ 76% xuống 50%, và đến năm 2025 chỉ còn 20% rác được chôn lấp. Tuy chưa chắc công nghệ nào sẽ được áp dụng, nhưng đây đã là một bước cải tiến lớn trong việc xử lý rác thải ở nước ta

nhà máy rác Đông Anh
nhà máy rác Đông Anh

(Nguồn https://doimoisangtao.vn/news/2018/7/7/nhng-cng-ngh-x-l-rc-thi-tin-tin-trn-th-gii)

Xem thêm video nhà máy đốt rác bằng Plasma đầu tiên tại Việt Nam

Công nghệ – điểm nghẽn trong xử lý rác thải

Công nghệ – điểm nghẽn trong xử lý rác thải

15/09/2022

Việc triển khai các biện pháp xử lý rác thải theo phương thức hiện đại thay thế dần biện pháp chôn lấp lạc hậu là hết sức cần thiết. Song, lựa chọn phương pháp nào cho hiệu quả đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý địa phương…

Nghị quyết số 32/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 và Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của Quốc hội đặt mục tiêu về tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89 – 90%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các địa phương, DN xử lý rác thải theo hướng hiện đại thì mục tiêu trên rất khó hoàn thành.

Địa phương lúng túng

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), hiện nay mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 60.000 tấn rác, trong đó, rác thải đô thị chiếm khoảng 60%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10 – 16%/năm. Riêng các TP lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự báo mỗi ngày sẽ phát sinh từ 7.000 – 9.000 tấn rác thải.

Công nhân Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) vận hành băng chuyền đưa rác vào lò đốt. Ảnh: Vân Nhi

Trong hoàn cảnh hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa được phát triển đồng bộ, trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình đô thị hóa thì rác thải đã làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

Nhiều chuyên gia khẳng định, việc triển khai các biện pháp xử lý rác thải theo phương thức hiện đại thay thế dần biện pháp chôn lấp lạc hậu là hết sức cần thiết. Song, lựa chọn phương pháp nào cho hiệu quả đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý địa phương.

Đơn cử, tại tỉnh Long An – nơi đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải khu vực đô thị đạt 100%, cao hơn chỉ tiêu chung cả nước – là 90% theo Nghị quyết số 16 của Quốc hội, với khu vực nông thôn là 95%, công nghệ xử lý rác thải, xử lý sản phẩm sau khi tái chế rác thải ra sao cũng đang là một điểm nghẽn.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm, chúng ta đã quy định rác thải phải phân loại tại nguồn nhưng phân loại xong rồi xử lý, sản xuất, tái chế ra sao? Việc quản lý, sử dụng đầu ra của sản phẩm tái chế như thế nào… cần phải sớm có hướng dẫn cho các địa phương thực hiện. Ngoài ra, hiện nay, Bộ TN&MT có giới thiệu công nghệ tối ưu xử lý rác thải là công nghệ plasma nhưng chi phí đầu tư, vận hành cao, đòi hỏi lượng rác phải phù hợp… nên việc triển khai rộng khắp ở các địa phương là chuyện không hề đơn giản.

Đồng quan điểm trên, nhiều chuyên gia cho biết thêm, nguyên tắc xử lý rác thải bằng công nghệ plasma là đưa nhiệt trị rất lớn, khoảng 4.000 độ C vào lò đốt. Điều này đòi hỏi chi phí để cung cấp được lượng nhiệt trị này sẽ rất lớn. Khi đầu tư lớn như vậy, nếu các tỉnh có nguồn thu ngân sách ít thì không đủ khả năng chi trả. Và nếu kêu gọi xã hội hóa, nhà đầu tư không thấy có lãi, sẽ không mặn mà.

Ngoài ra, phần lớn rác thải ở Việt Nam hiện nay chưa được phân loại tại nguồn nên lượng chất vô cơ trong rác như plastic, nhựa, lốp xe… khá nhiều. Nếu chỉ đốt rác bằng công nghệ thông thường thì lượng khí thải độc hại sẽ rất lớn. Nếu công nghệ áp dụng không được thẩm định kỹ, không xử lý được lượng khí thải độc hại sinh ra thì sẽ rất nguy hiểm. Đây chính là khó khăn cho các địa phương khi lựa chọn công nghệ.

Cần điều chỉnh cho phù hợp

Đề cập đến các biện pháp nâng cao hiệu qua công tác thu gom, xử lý rác thải, ông Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, cần tập trung vào hai vấn đề: Chính sách và các biện pháp thực thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải. Trong đó, về vấn đề chính sách, thực tế là từ trước đến nay, việc quản lý rác thải sinh hoạt do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm.

Gần đây, Bộ TN&MT đã bắt đầu tiếp quản tất cả các vấn đề liên quan đến môi trường. Nếu quản lý Nhà nước về xử lý rác thải đã tập trung một đầu mối về Bộ TN&MT, phải có hướng dẫn cho các địa phương công nghệ phù hợp, còn địa phương phải có quyền quyết định lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp thông qua đấu thầu.

Liên quan đến công tác kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xử lý rác, đốt rác phát điện, ông Nguyễn Quang Huân cho rằng, hiện nay, hầu như chỉ có những địa phương có thu ngân sách lớn, TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đà Nẵng… mới có thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia. Từ thực tế trên, ông Nguyễn Quang Huân cho rằng, cần phải nghiên cứu vấn đề khuyến khích công nghệ mới mang tính đột phá. Bởi, nếu chúng ta không đột phá về công nghệ, thì ngay cả chỉ tiêu “net zero” (phát thải ròng bằng không) về phát thải khí nhà kính cũng khó có thể thực hiện.

Đồng quan điểm trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng, cần sớm hoàn thiện xây dựng khung chính sách tài chính nhằm tăng nhanh tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. “Đặc biệt, cần đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành đơn giá chất thải rắn sinh hoạt, đơn giá thu mua điện từ các dự án đốt rác nhằm thu hút nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý rác thải sinh hoạt” – ông Nguyễn Văn An nhấn mạnh.

Để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý rác thải, đề nghị Bộ TN&MT chủ trì cùng Bộ Tài chính, chính quyền các địa phương nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền mô hình đầu tư hợp tác công – tư, cơ chế tạo nguồn thu từ thuế, phí bảo vệ môi trường để đầu tư trở lại cho vấn đề này.” – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Văn An

Nguồn: kinhtemoitruong.vn

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa

06/09/2022

Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa - Ảnh 1.

Rác thải nhựa được người dân xả tràn lan khắp nơi

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm – đây là nhận định của ông Albert T. Lieberg, trưởng đại diện Tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO) ở Việt Nam. Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số “khổng lồ” 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng.

Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm có khoảng 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.

Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi.

Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn do rác thải nhựa gây ra và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do thói quen tiêu dùng nhanh, sử dụng các vật liệu, đồ dùng bằng nhựa lớn, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường hàng ngàn tấn rác thải nhựa. Điều này dẫn đến việc chúng ta đang phải đối mặt với những tác hại của rác thải nhựa lớn hơn bao giờ hết.

Ngay trong chính môi trường, rác thải nhựa cũng gây ra vô số những rắc rối như: Khó phân hủy, gây cản trở quá trình phát triển của cây cối, thực vật; rác thải nhựa lẫn trong thức ăn của các loài động vật dẫn đến tình trạng động vật bị chết hoặc bị thương do ăn nhầm; rác thải trôi nổi trên các bề mặt nước gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, khiến các động vật dưới nước bị mắc phải (túi nilon, vòng nhựa, chai lọ…) và bị chết do ngạt khí…; rác thải nhựa khi chôn trong đất cũng khiến cho các vi sinh vật tốt trong đất bị chết và không thể sinh trưởng.

Mối đe dọa từ rác thải nhựa

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa - Ảnh 2.

Người dân cần nâng cao ý thức, xử lý, sử dụng rác thải nhựa đúng cách

Theo ghi nhận của chúng tôi tại các chợ, khu mua sắm ở Hà Tĩnh, các mặt hàng vẫn được đựng trong các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như túi ni lông, ly nhựa, hộp nhựa… Đây là những sản phẩm được sử dụng nhiều vì giá thành rẻ và dễ mua.

Nếu mua với số lượng lớn, các loại đồ này chỉ có giá từ 200 – 500 đồng/cái. Cùng với đó, việc sử dụng các sản phẩm này đã trở thành thói quen tiêu dùng của nhiều người dân trong nhiều năm trở lại đây.

Không chỉ người mua mà người bán cũng dùng túi nilon, ly nhựa đựng đồ ăn uống cho khách. “Hiện giá nguyên liệu đầu vào ngày một tăng, muốn sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường nhưng rẻ là rất khó. Tôi cũng chỉ bán đồ ăn bình dân nên vật liệu đóng gói phải chọn loại rẻ để còn có lời”, một tiểu thương tại chợ Hà Tĩnh cho hay.

Hằng ngày đi chợ, chị Hà Thị Thanh ở TP Hà Tĩnh cũng như nhiều phụ nữ khác dùng rất nhiều túi nilon đựng thực phẩm, rau quả… Bất cứ thứ gì cũng cho vào túi bóng treo lủng liểng ở móc xe mang về nhà vì nó tiện. Đã từng được nghe đến tác hại của túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, cốc nhựa, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… khi thải ra môi trường là khó phân hủy, chứ chị Thanh chưa biết những đồ dùng này chủ yếu được tái chế từ sản phẩm nhựa đã qua sử dụng.

Khi đựng thực phẩm, hóa chất có trong đó sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, tích tụ vào cơ thể lâu ngày có thể gây ung thư và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ. Chỉ đến khi được nghe đài báo tuyên truyền chị mới vỡ lẽ. Chị cho biết: “Đúng là tiện nhưng không hề lợi. Dùng đồ nhựa, túi nilon vô tội vạ như vậy quả là tác hại”.

Hiện nay, với những các sản phẩm như cốc, dĩa, thìa, hộp xốp, túi ni lông… không khó để bắt gặp ở quán nước, quán cơm bình dân hoặc có thể tự mua trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, chợ với giá rất rẻ. Hàng chục nghìn hộp nhựa sử dụng một lần đựng đồ ăn, thức uống được tiêu thụ mỗi ngày đồng nghĩa với lượng nhựa khó phân hủy bị vứt ra ngoài môi trường.

Chúng ta nên biết, chỉ một chiếc túi nilon nhỏ nhưng phải mất ít nhất 100 năm mới có thể phân hủy, một chiếc chai nhựa dù nhỏ cũng cần ít nhất gần 200 năm mới phân hủy được.

Các chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy được tái chế với tỷ lệ rất thấp, phần lớn là chôn, lấp, đốt hoặc hiên ngang nằm chờ trên những bãi rác. Một phần được thả trôi ra biển, ra đại dương, giết chết hàng nghìn loài cá và sinh vật biển. Những cái chết thương tâm của những loài sinh vật biển khi nuốt phải chai, lọ, vật dụng bằng nhựa. Hay những chiếc túi nilon giống như chiếc lưới tử thần không lối thoát, đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều loài sinh vật hiện nay.

Những chất thải nhựa, túi nilon còn lại “nằm chờ” ở những bãi rác, gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt động chôn lấp, đốt không thể giúp phân hủy chúng mà còn gây ra các khí thải độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Việc chôn lấp, gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các loài vi sinh vật có lợi dưới lòng đất, các hoạt động nuôi trồng trên vùng đất đầy rác thải cũng cho hiệu quả kinh tế kém, và chính điều này đã phần nào hủy diệt môi trường sống và môi trường tự nhiên của chúng ta.

Đánh giá về mối nguy hại của rác thải nhựa hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng cho biết, hiện các sản phẩm túi nilon và các bao bì bằng nhựa đã trở thành vật dụng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày, gắn với thói quen sử dụng trong cuộc sống của đa số người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon và chai nhựa được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Do vậy, một lượng rất lớn túi nilon và bao bì bằng nhựa được sử dụng và sau đó thải ra môi trường hàng ngày, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái nếu không được quản lý phù hợp.

Để quản lý tốt hơn vấn đề chất thải nhựa và túi nilon, từ  năm 2018, Bộ TN&MT đã phát động phong trào Chống rác thải nhựa và được cộng đồng hưởng ứng, quan tâm, đồng thuận cao. Đặc biệt, các, Bộ, ngành và địa phương, toàn xã hội đã cùng chung tay tham gia phong trào, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, của xã hội về tiêu dùng và quản lý chất thải nhựa phát sinh cũng như thúc đẩy các biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu phát sinh về thu gom, xử lý chất thải nhựa một cách hiệu quả.

Xử lý rác thải nhựa đúng cách

Các sản phẩm làm từ nhựa có đặc tính là bền, tiện dụng và rất rẻ. Vì thế việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa ra khỏi cuộc sống là điều không thể thực hiện được. Chính vì vậy mỗi người dân cần phải có phương án xử lý rác thải nhựa đúng cách, làm sao không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của chính bản thân.

Các hộ gia đình nên hạn chế đốt rác thải hay chôn thấp mà hãy phân loại và thu gom và chuyển cho đơn vị xử lý. Bởi vì trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người. Có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.

Chúng ta nên tái chế và sử dụng lại những đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày như làm những lọ hoa để bàn, đồ chơi trẻ em,… để góp phần giảm lượng rác thải nhựa.

Xử lý rác thải nhựa đúng cách là ưu tiên hàng đầu hiện nay để góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế mỗi người hãy chung tay, thay đổi từ hôm nay để có một môi trường trong lành và cuộc sống tốt đẹp hơn!

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án Xây dựng trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương; xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam” để tăng cường năng lực quản lý chất thải nhựa. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có biển, để triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường biển.

Nguyễn Sơn – Minh Thùy

Chưa áp dụng xử phạt, rác thải chưa phân loại ngập ngụa nhiều tuyến đường

Chưa áp dụng xử phạt, rác thải chưa phân loại ngập ngụa nhiều tuyến đường

06/09/2022

Tình trạng các loại rác thải chưa qua phân loại như bàn ghế giường, tủ, thạch cao, gỗ, nhựa, xác động vật… thường xuyên được tập kết vô tội vạ trên vỉa, góc chợ… dẫn đến tình trạng ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Người trẻ Việt – Mỹ được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường

Người trẻ Việt – Mỹ được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường

24/08/2022

Đầu tuần này, một nhóm gồm 24 học sinh trung học Việt Nam đã tham gia cuộc đi bộ đường dài với 25 bạn đồng trang lứa ở bang Montana (Mỹ), theo trang Missoulian.

Đây là một phần của chương trình trao đổi văn hóa nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, do Trung tâm Maureen và Mike Mansfield thuộc Đại học Montana phối hợp Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội thực hiện. Theo đó, nhóm học sinh Việt Nam có cơ hội thăm Montana, còn học sinh Montana cũng đến Việt Nam. Tại cả hai nước, các em tham quan những địa điểm sinh thái và trung tâm văn hóa; có dịp làm quen với nhau trong quá trình trao đổi.

Người trẻ Việt - Mỹ được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường - ảnh 1
Chương trình đi bộ đường dài ở Montana

CHỤP TỪ MISSOULIAN

Nữ sinh Nguyễn Võ Quỳnh Hương ấn tượng trước cảnh quan của tiểu bang Montana khi đi bộ trên con đường mòn gần TP.Missoula. Em Hương cho hay chuyến thăm Mỹ giúp em hiểu thêm về những khía cạnh tiếp cận khác nhau liên quan đến công tác bảo tồn và sự bền vững. Còn em Huỳnh Anh Quốc nói mình được truyền cảm hứng từ những trải nghiệm khi tham gia chương trình và muốn làm những điều có ích cho cộng đồng.

Trong khi đó, nam sinh Zade Little của đoàn Mỹ lại vô cùng thích thú bước vào rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Theo em, môi trường ở Đông Nam Á rất khác biệt so với cảnh quan ở Montana, và em ấn tượng trước sự đa dạng sinh thái của rừng già Việt Nam. Em Maille Moynahan bày tỏ biết ơn vì có cơ hội gặp gỡ những gương mặt trẻ tại nơi tái chế kiêm trung tâm mỹ thuật trong chuyến thăm Việt Nam. “Bất chấp rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, chúng em đang chứng kiến thế hệ lãnh đạo trẻ tương lai, sẵn sàng bắt tay và cùng nhau tạo nên sự thay đổi”, em Moynahan kết luận.
TP.HCM công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên – môi trường

TP.HCM công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên – môi trường

24/08/2022

Sở TN-MT TP.HCM vừa tổ chức họp báo công bố “Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường”.

Ông Bùi Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm CNTT, Sở TN-MT, cho biết Cổng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường, địa chỉ truy cập là https://geoportal-stnmt.tphcm.gov.vn/. Nền tảng này gồm Cổng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường TP.HCM (geodata-stnmt.tphcm.gov.vn) và Hệ thống trục tích hợp các dịch vụ web ngành tài nguyên – môi trường (esb-stnmt.tphcm.gov.vn). Nền tảng lưu trữ, chia sẻ hơn 450 tệp dữ liệu tài nguyên và môi trường của toàn TP, gồm các thông tin: phân khu, diện tích đất, quy hoạch, hiện trạng và mục đích sử dụng đất; ranh đất, tốc độ lún, độ cao mặt đất…

TP.HCM công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên - môi trường - ảnh 1
Giao diện nền tảng dữ liệu tài nguyên và môi trường

SỞ TN-MT

Trước đây, các bản đồ của Sở TN-MT chưa được đăng tải trực tuyến. Các cơ quan, đơn vị muốn lấy dữ liệu đất đai phải mất thời gian gửi văn bản yêu cầu. Hiện thông qua nền tảng này, cơ quan nhà nước được cấp tài khoản để lấy dữ liệu theo nhu cầu và người dân được truy cập để biết thông tin.

Ông Bùi Hồng Sơn cho hay, cơ quan nhà nước không thể dùng dữ liệu viễn thám của Google Maps vì không có giá trị pháp lý. Nền tảng này giống như Google Maps mà thông qua nền tảng này, các tổ chức, đơn vị sẽ tạo ra ứng dụng phục vụ lợi ích cộng đồng trên nhiều nền tảng thiết bị điện thoại thông minh, máy tính và website… Không cần phải mất thời gian làm lại dữ liệu từ đầu, tiết kiệm kinh phí. Tương tự, việc Grab dùng dữ liệu viễn thám của Google Maps để làm ứng dụng dịch vụ.

Trên nền tảng hiện là các dữ liệu thông tin gốc, không tính phí. Cơ quan tổ chức, người dân không được bán dữ liệu đã khai thác được. Các dữ liệu được khai thác và sử dụng thông qua nền tảng này không có giá trị pháp lý trong các giao dịch thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, nền tảng này đã được Sở TN-MT đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho UBND TP.Thủ Đức, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở GD-ĐT, Sở GTVT, UBND Q.Bình Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM… và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở.

Cụ thể, Q.Bình Tân dựa trên nền tảng dữ liệu về tài nguyên và môi trường đã phát triển bản đồ biến động địa chính, tích hợp dữ liệu hình ảnh viễn thám theo từng năm để phát hiện ra sự khác biệt về đô thị. Qua đó, hỗ trợ công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận. Khi so sánh hình ảnh qua từng năm, thấy xuất hiện công trình nhưng chưa cấp phép, quận sẽ làm căn cứ kiểm tra sai phạm.

Qua đó, Sở GTVT có thể phát triển hệ thống quản lý hạ tầng, Sở GD-ĐT phát triển hệ thống Bản đồ ngành giáo dục… từ dữ liệu nền tảng của Sở TN-MT.

Ông Nguyễn Toàn Thắng thông tin thêm, sở đang xây dựng dự án dữ liệu thông tin giá đất để cơ quan đơn vị và người dân có thể theo dõi. Cổng thông tin này đang ở giai đoạn triển khai và sẽ dần hoàn thiện trong quá trình sử dụng. Việc các cơ quan, đơn vị và người dân được xem những gì, có mất phí hay không sẽ có thông báo trong thời gian tới.

Nguồn: https://thanhnien.vn/tphcm-cong-bo-nen-tang-chia-se-du-lieu-tai-nguyen—moi-truong-post1490018.html

Người dân thủ đô kêu cứu vì ô nhiễm: Công ty môi trường ‘qua mặt’ chính quyền

Người dân thủ đô kêu cứu vì ô nhiễm: Công ty môi trường ‘qua mặt’ chính quyền

24/08/2022

Ngay giữa thủ đô Hà Nội, một bãi tập kết rác thải trái phép “mọc” lên giữa thủ đô với hàng chục xe chạy rầm rập suốt ngày đêm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng nói, dù người dân đã “kêu cứu”, kiến nghị liên tiếp nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, thời gian vừa qua, hàng chục hộ dân tại Khu dân cư A34 tổ 10, P.Phú Diễn (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã kêu cứu về việc Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên (Công ty Môi trường Vĩnh Yên) tập kết hàng trăm xe rác trên địa bàn giáp ranh giữa P.Phú Diễn (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và P.Mai Dịch (Q.Cầu Giấy, Hà Nội).

Các xe rác hoạt động cả ngày lẫn đêm nhiều tháng nay, nước thải sau khi rửa xe đọng lại gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

Người dân thủ đô kêu cứu vì ô nhiễm: Công ty môi trường ‘qua mặt’ chính quyền - ảnh 1
Chiều 18.8, Công ty Môi trường Vĩnh Yên tự ý đào đường ống ngầm thoát nước thải trong khi không được cho phép của cơ quan có thẩm quyền

NQTV

Tự ý thuê đất làm bãi tập kết xử lý rác

Bên cạnh đó, theo phản ánh việc công ty này thuê đất nông nghiệp của người dân để làm bãi tập kết xử lý rác cũng còn nhiều vấn đề về tính pháp lý, có dấu hiệu làm trái quy định.

Ông Ngô Văn Điệp, Phó giám đốc Công ty môi trường Vĩnh Yên, đã cung cấp hợp đồng thuê mặt bằng của nhân dân tại khu vực đất nông nghiệp tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu (P.Mai Dịch, Q.Cầu Giấy). Tuy nhiên, đại diện P.Mai Dịch khẳng định, vị trí tập kết là đất nông nghiệp của các hộ dân và UBND P.Mai Dịch, UBND Q.Cầu Giấy không có văn bản chấp thuận.

Về vấn đề ô nhiễm môi trường, ông Điệp cam kết công ty sẽ khắc phục và đề nghị UBND P.Phú Diễn, Tổ dân phố số 10 cho phép lắp đặt đường thoát nước từ khu vực bãi xe ra đường thoát nước chung. Công ty sẽ xử lý trong vòng 10 ngày nếu được chấp thuận.

Ngày 18.8, Công ty môi trường Vĩnh Yên tiến hành thi công lắp đặt hệ thống thoát nước. Nhận được tin báo của người dân, chúng tôi đã có mặt ghi nhận thực trạng trên. Tại đây, ông Trương Quốc Cương, Phó chủ tịch UBND P.Phú Diễn, và ông Đặng Thìn Chín, Phó chủ tịch UBND P.Mai Dịch, cùng tổ công tác đã đến để làm việc với Công ty Môi trường Vĩnh Yên và khẳng định công ty đã tự ý đấu nối đường thoát nước từ bãi xe vào đường thoát nước chung. Ông Chín cho biết, P.Mai Dịch đã vào cuộc và sẽ giải quyết tháo gỡ, buộc công ty làm theo đúng quy định của pháp luật.

Người dân thủ đô kêu cứu vì ô nhiễm: Công ty môi trường ‘qua mặt’ chính quyền - ảnh 2
Điểm tập kết rác chưa đúng quy định

Lắp đặt đường ống thoát nước khi chưa được phép

Trao đổi với Thanh Niên, ông Trương Quốc Cương thông tin, ngày 16.8, P.Phú Diễn và P.Mai Dịch mời Công ty môi trường Vĩnh Yên đến nhà văn hóa tổ dân phố số 10 (P.Phú Diễn) để làm việc. Công ty này có trình hợp đồng thuê đất nông nghiệp của 5 hộ dân và P.Mai Dịch cũng khẳng định là sử dụng đất sai mục đích, chưa được các văn bản chấp thuận của bất cứ cơ quan nào về bãi tập kết trung chuyển rác ở đây.

Công ty có trình bày để đảm bảo môi trường thoát nước, công ty muốn làm việc với các cơ quan chức năng làm hệ thống thoát nước chạy ra hệ thống thoát nước của thành phố do Xí nghiệp Thoát nước số 2 quản lý. Nhưng phường nêu rõ quan điểm: thứ nhất, vị trí tập kết này không có giấy phép; thứ hai, nếu xin đấu nối vào hệ thống thoát nước thì phải có sự cho phép đấu nối vào hệ thống cấp thoát nước của thành phố thì mới được phép làm.

Ông Cương cũng cho biết thêm, UBND P.Mai Dịch rất hợp tác, sẽ kiểm tra, nếu có sai phạm thì họ sẽ xử lý. Trách nhiệm của P.Phú Diễn khi nhận đơn cũng đã làm việc với các bên có liên quan. Đồng thời, UBND P.Phú Diễn cũng đề nghị P.Mai Dịch xử lý dứt điểm và yêu cầu Công ty Môi trường Vĩnh Yên dừng hoạt động hoặc được phép hoạt động khi có đủ điều kiện của các cơ quan có thẩm quyền.

“Sau khi có ý kiến của P.Phú Diễn thì P.Mai Dịch cũng cử người sang làm việc. Quan điểm của P.Mai Dịch cũng sẽ cương quyết xử lý nếu có sai phạm. Trách nhiệm xử lý thì thuộc về P.Mai Dịch, sau khi bên đó xử lý dứt điểm được thì sẽ thông tin cho nhân dân. Còn nếu chưa xử lý dứt điểm, quan điểm của P.Phú Diễn sẽ tiếp tục báo cáo về Q.Bắc Từ Liêm và xử lý dứt điểm”, ông Cương nói.

Nguồn: https://thanhnien.vn/nguoi-dan-thu-do-keu-cuu-vi-o-nhiem-cong-ty-moi-truong-qua-mat-chinh-quyen-post1490078.html