Ứng dụng chế phẩm sinh học chứa Bacillus Subtilis xử lý môi trường

Ứng dụng chế phẩm sinh học chứa Bacillus Subtilis xử lý môi trường

18/05/2022

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, trong đó có tình trạng ô nhiễm chất thải hữu cơ ở các khu vực ao hồ, chuồng trại chăn nuôi. Các biện pháp truyền thống như dùng hóa chất không xử lý một cách triệt để mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có ích, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển.

Nắm bắt được những tồn tại và để đưa ra các giải pháp khắc phục những tình trạng trên, đáp ứng nhu cầu của người làm nông và thị trường,  GEBIO đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có ích thuộc nhóm ưa nhiệt, có khả năng sản sinh các enzyme để phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ thành mùn. Chế phẩm này có đặc điểm cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong chất thải, giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trường. Đồng thời, sản phẩm của GEBIO đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải hữu cơ ở nhiệt độ cao khoảng 600C, biến chất thải nông nghiệp thành nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và cải tạo đất, tái sử dụng chất thải để tạo ra các sản phẩm có ích.

ĐẶC ĐIỂM CỦA BACILLUS SUBTILIS TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Bacillus giúp phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ, lipid, cellulose

Khi bổ sung một lượng lớn Bacillus vào môi trường nước thải, nước ao nuôi, chúng sẽ bắt đầu thích nghi với môi trường. Sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải để phát triển tạo thành quần thể vi sinh vật có ích, từ đó hình thành bùn hoạt tính. Bacillus có khả năng tiết ra enzyme protease nên góp phần phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Loại khuẩn này cũng có khả năng tiết ra enzyme lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp và enzyme cenllulase biến đổi cellulose thành đường. Chúng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan với các vi sinh vật gây thối. Do đó, Bacillus thường được dùng để phân hủy chất hữu cơ, ủ phân và khử mùi hôi.

Bacillus tham gia vào quá trình amoni hóa, phản nitrit và nitrat

Bacillus sử dụng các hợp chất chứa nito như acid amin, pepton, polypeptide. Trong điều kiện kỵ khí, Bacillus thực hiện quá trình khử nitrit (NO), khử nitrat (NO3) tách oxy để oxy hóa các chất hữu cơ. Nito trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước, từ đó làm giảm hàm lượng BOD của nước thải.

Bacillus tiết kháng sinh ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây thối, hây hại

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bacillus subtilis có khả năng tiết ra kháng sinh tiêu diệt hoặc gây ức chế tác động tới các loại vi sinh vật gây bệnh, gây hại khác nhằm cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và không gian sống trong môi trường. Các loại kháng sinh này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước nuôi trồng thủy sản.

Bacillus làm giảm lượng khí H2S và độc tố sinh ra

Trong điều kiện tự nhiên, môi trường kỵ khí làm oxy hóa các chất hữu cơ dẫn đến quá trình phân hủy chậm và không hoàn toàn. Lúc này tích luỹ nhiều acid hữu cơ, rượu, H2S. Các dẫn suất của nó có tính độc như diamin, indon, tomain, scaton. Tuy nhiên với khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt trong môi trường kỵ khí bacillus  vẫn tiết ra các enzyme đặc hiệu. Chúng giúp cho quá trình phân giải các chất diễn ra nhanh hơn. Từ đó làm giảm bớt lượng khí H2S và các độc tố tích tụ. Vì thế chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ trong xử lý đáy ao nuôi thủy sản, bể xử lý nước thải kỵ khí, hầm tự hoại…

Cạnh tranh sắt

Tất cả các vi sinh vật đều cần sắt cho quá trình sinh trưởng. Hiện tượng siderophores là hiện tượng vi khuẩn tiết ra các chất kết tủa ion sắt. Nó có trọng lượng phân tử thấp và hấp thu chúng làm giảm lượng sắt có trong môi trường. Chúng cạnh tranh với các vi sinh vật gây hại làm chúng thiếu sắt để sinh trưởng.

Tạo sinh khối dưới dạng biofloc và probiotic

Khi quần thể Bacillus phát triển mạnh mẽ, chúng tiết chất kết dính gelatin để gắn kết với nhau và gắn kết với giá thể trong môi trường. Đó là một đặc tính của vi sinh vật để hình thành sinh khối. Đồng thời để dễ dàng sử dụng lượng hữu cơ hòa tan có trong môi trường, chúng sử dụng gelatin. Gelatin giúp chúng bám dính các phân tử hữu cơ hòa tan lại với nhau hình thành mảng thức ăn. Sinh khối Bacillus và mảng bám hữu cơ là nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi tôm cá và động vật phù du. Làm đa dạng hệ sinh thái ao nuôi, ổn định màu nước và chất lượng nước nuôi trồng.

CHẾ PHẨM VI SINH XỬ LÝ CHẤT THẢI HỮU CƠ GEBIO MEN ỨNG DỤNG RA SAO?

Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ của GEBIO chứa bào tử của các vi sinh vật có lợi với mật độ cao 1010 CFU/kg như Bacillus spp, Saccharomyces cerevisiae, Bacillus subtilis, Trichoderma spp và chất mang là bột gạo, cám gạo.

Đây là chế phẩm vi sinh chuyên dùng xử lý nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp, nước ao nuôi trồng thủy sản, ủ phân gia súc, gia cầm, phế thải nông nghiệp… để làm phân bón hữu cơ. Đặc biệt, nó đã được một số nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh tin dùng. Đây là sản phẩm sinh học không độc hại với con người, vật nuôi và môi trường.

Công dụng:

  • Phân giải nhanh chóng phân gia súc, gia cầm, phế thải nông nghiệp, chất thải hữu cơ thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Chuyển hoá các chất khó tiêu thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thu.
  • Tạo kháng sinh, enzim tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
  • Diệt nấm bệnh, trứng giun, hạn chế ruồi muỗi.
  • Giảm tối đa mùi hôi của phân chuồng, nước thải và ức chế sinh trưởng các vi sinh vật gây thối.
  • Hình thành các chất kích thích sinh trưởng thực vật, giúp cây phát triển tốt.
  • Giảm đáng kể các chỉ số BOD, COD, H2S, NH3, NO2 trong nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và công nghiệp, bể phốt, đặc biệt là ao nuôi trồng tôm cá…

Ứng dụng cụ thể:

  • Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn;
  • Xử lý rác thải làm phân hữu cơ vi sinh;
  • Ủ phân hữu cơ;
  • Xử lý nước thải công nghiệp;
  • Xử lý nước thải chăn nuôi/ dân sinh;
  • Xử lý nước ao nuôi trồng thủy sản.
  • Xử lý bể phốt.
Những điểm nóng ô nhiễm môi trường gây “đau đầu” cơ quan quản lý

Những điểm nóng ô nhiễm môi trường gây “đau đầu” cơ quan quản lý

10/05/2022

Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường.

Tại cuộc họp của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch xử lý các điểm ô nhiễm, ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, từ năm 2017 đến nay, cơ quan này đã tập trung đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường. Đồng thời chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận.

Tổng cục Môi trường đã chỉ đạo Cục Bảo vệ môi trường triển khai giám sát chặt chẽ theo 3 khu vực miền Bắc, khu vực miền Trung – Tây Nguyên, khu vực miền Nam.

Những điểm nóng ô nhiễm môi trường gây đau đầu cơ quan quản lý - 1
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp (Ảnh: Việt Khang).

Trong giai đoạn 2011-2020, Tổng cục Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai 3 đề án lưu vực sông (sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy, hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai). Cơ quan này đã trình lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả triển khai các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông, trong đó đã nêu bật các kết quả đã đạt được và tồn tại hạn chế cần khắc phục.

Dù vậy, qua theo dõi công tác năm 2021, Tổng cục Môi trường nhận thấy vấn đề bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông lớn vẫn là vấn đề được các đại biểu Quốc hội, cử tri đặc biệt quan tâm và có nhiều chất vấn.

Kết quả quan trắc ghi nhận, đa phần các lưu vực sông lớn như sông Hồng – Thái Bình và sông Mã – Chu, sông Cả – La, sông Vu Gia -Thu Bồn và sông Mê Công duy trì ở mức tốt đến rất tốt. Nhiều sông, đoạn sông, nước sông sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và các mục đích tương đương khác. Kết quả quan trắc trung bình qua mỗi điểm quan trắc không có nhiều biến động bất thường.

Tuy nhiên, ô nhiễm cục bộ vẫn đang tiếp diễn trên các đoạn sông chảy qua khu vực tập trung dân cư, khu vực làng nghề, khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp (đoạn sông Cầu trước khi vào TP Thái Nguyên; đoạn sông Nhuệ qua địa phận Hà Nội).

Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông ở khu vực phía Bắc (sông Nhuệ – Đáy, sông Cầu) và phía Nam (sông Đồng Nai). Tình trạng ô nhiễm qua các đợt quan trắc trong năm và chưa có dấu hiệu được cải thiện, điển hình như ô nhiễm trên các sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét ở Thủ đô Hà Nội; sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh – Bắc Giang; sông Bắc Hưng Hải; kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Tàu Hũ – Bến Nghé, kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật ở phía Nam.

“Ô nhiễm trên các lưu vực chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng. Phần lớn các điểm quan trắc ghi nhận chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại và hóa chất bảo vệ thực vật”- đại diện Tổng cục Môi trường thông tin.

Những điểm nóng ô nhiễm môi trường gây đau đầu cơ quan quản lý - 2
Đoạn sông Cầu Bây, nơi tiếp giáp và đổ ra hệ thống kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải (Ảnh: Đỗ Quân).

Ông Hoàng Văn Thức cho biết, thời gian tới Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường. Trong năm 2022 sẽ thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm (chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất).

Cơ quan môi trường cũng sẽ nghiên cứu các giải pháp, phương án để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đối với khu vực dân cư phân tán; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước làng nghề, các cơ sở sản xuất có nguồn thải ra sông…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đề nghị Tổng cục Môi trường tập trung xây dựng quy định về tiêu chí đánh giá cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao để thống nhất áp dụng trên cả nước.

Để tiếp tục giám sát có hiệu quả đối với các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trong thời gian tới, ông Nhân yêu cầu tăng cường hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ giám sát có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

Theo ông, Tổng cục Môi trường phải tăng cường việc ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát nguồn thải thông qua việc xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu để khai thác nhanh chóng thông tin nguồn thải, số liệu quan trắc tự động, cảnh báo sự cố, xây dựng các bản đồ phân bố nguồn thải để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý môi trường.

Tổ chức ngay đoàn công tác làm việc với một số tỉnh miền Trung về các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cảng cá và các vấn đề môi trường nổi bật khác nhằm thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp khắc phục…

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-diem-nong-o-nhiem-moi-truong-gay-dau-dau-co-quan-quan-ly-20220508211947728.htm

“Chảy máu” rừng Tây Nguyên

“Chảy máu” rừng Tây Nguyên

10/05/2022

Lâm tặc đi trước triệt hạ cây gỗ lớn, người dân đi sau “cạo trọc” những cánh rừng xanh để phù phép thành đất rẫy. Theo thời gian, cánh rừng cả trăm năm tuổi chỉ còn lại đồi trọc.

PV Dân trí đã thực hiện loạt bài điều tra ghi nhận nhiều diện tích rừng tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum bị “xẻ thịt”, những khoảnh rừng bị “cạo trọc” để phù phép thành nương rẫy. Hiện trạng cho thấy sự buông lỏng trong quản lý của các đơn vị chủ rừng, tạo ra khe hở cho lâm tặc xâm hại rừng xanh. Đồng thời cũng cho thấy cuộc chiến không cân sức giữa lực lượng bảo vệ rừng và lâm tặc.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 1

Trong đầu năm 2022, nhóm phóng viên báo Dân trí đã phản ánh nhiều vụ phá rừng, hủy hoại rừng tại 2 tỉnh thuộc Bắc Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum. Điểm chung của các vụ phá rừng là lâm tặc rất tinh vi, thường lợi dụng đêm tối để ra tay triệt hạ số lượng lớn cây rừng. Sau khi các vụ phá rừng được báo Dân trí phản ánh, chính quyền mới vào cuộc ngăn chặn.

Theo đó, vào tháng 1/2022, phóng viên đã vào cánh rừng thuộc tiểu khu 477 thuộc xã Măng Cành (huyện Kon Plông, Kon Tum). Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, một số đối tượng ngang nhiên vào “cạo trọc” hàng nghìn mét vuông trên cánh rừng thuộc làng Kon Tu Rằng 1 và 2.

Tại hiện trường, có 3 khu vực bị lâm tặc cưa hạ. Các đối tượng triệt hạ toàn bộ cây rừng từ nhỏ đến lớn bằng cưa lốc máy, cây nằm ngổn ngang. Từ những cây gỗ lớn có đường kính 60cm đến cây nhỏ đều bị lâm tặc san phẳng. Để có những cánh rừng xanh tốt như thế này, phải mất đến gần trăm năm. Tuy nhiên chỉ trong vài ngày, lâm tặc đã hạ trắng.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 3

Ngay sau khi báo Dân trí thông tin, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kon Plông đã phối hợp Hạt kiểm lâm Kon Plông và Viện kiểm sát Kon Plông, các cơ quan và đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh, khám nghiệm hiện trường vụ vi phạm. Kết quả xác định, khu vực trên là khu vực rừng tự nhiên. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 14.360 m2.

Nhận thấy vụ việc có tính chất nghiêm trọng, ngày 7/2, Hạt kiểm lâm huyện Kon Plông đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ đến Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Kon Plông để tiến hành điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 5

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định được 2 nhóm với 11 đối tượng đã thực hiện hành vi phá rừng tại lô 8, khoảnh 12, tiểu khu 477, lâm phần rừng do UBND xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum quản lý mà báo Dân trí đã phản ánh.

Nhóm thứ nhất gồm: A Bre (SN 1971), A Le (SN 1993), A An (SN 1996), Y Bút (SN 2001), Y Bê (SN 2003) và A Ka (SN 2001).

Nhóm thứ hai gồm: A Diện (SN 1959), A Chon (SN 1991), A Lân (SN 2000), Y Loan (SN 1994) và Y San (SN 1962) tất cả cùng trú tại thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Qua làm việc, các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội phá rừng trái phép mục đích để làm rẫy.

Sau khi củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Kon Plông đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 11 đối tượng trên về tội Hủy hoại rừng. Ngay sau đó, Cơ quan CSĐT cũng ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với A Bre, A Le, A An, và A Ka; A Diện, A Chon, A Lân và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Y Loan, Y San, Y Bút, Y Bê.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 7

Vào tháng 3/2022, phóng viên Dân trí đã theo lối mòn vào cánh rừng thuộc xã Ia Bă (huyện Ia Grai, Gia Lai). Tại đây, lâm tặc đã lợi dụng việc Công ty MDF Vinafor Gia Lai đang tiến hành khai thác keo trên diện tích rừng trồng để khai thác hàng chục cây gỗ trái phép trên đất rừng tự nhiên. Không những thế, cách vị trí khai thác gỗ không xa là cảnh một khoảnh rừng tái sinh hàng chục năm nay bị “cạo trọc”, không còn một cây rừng nào sống sót.

Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến hiện trường đã thấy một nhóm người lạ mặt đang ngang nhiên cắt cây rừng, chất lên xe “độ chế”. Để ngụy trang, họ cắt những cây gỗ ngắn để vào trong lòng xe, rồi dùng các cây nhỏ, cành keo ngụy trang. Được biết, nhóm người lạ thường vào buổi sáng để cắt cây rừng và đến 15h sẽ ngang nhiên vận chuyển xuống theo đường mà các xe keo hay đi. Dù cánh rừng này gần xã và có nhiều người qua lại nhưng không thấy có lực lượng nào ngăn chặn, kiểm tra để xử lý.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 9

Ngay sau khi nắm được sự việc, ông Nguyễn Văn Hoan – Phó  Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cùng UBND huyện Ia Grai đã trực tiếp lên hiện trường kiểm tra, nắm vụ việc. Đoàn công tác xác nhận báo Dân trí đã phản ánh đúng sự thật. Đoàn kiểm tra cũng thấy bất ngờ và xót xa khi những cánh rừng đang xanh ngát, gieo nên hy vọng sống cho vùng đất cằn cỗi bị “cạo trọc” chỉ trong vài ngày.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, vụ hủy hoại rừng trái pháp luật thuộc lô 101, khoảnh 1 tiểu khu 275, loại rừng sản xuất, do UBND xã Ia Bă quản lý. Ngày 28/3, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Hủy hoại rừng và chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ia Grai tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 11

Ngay gần đó, có 34 cây rừng bị khai thác trái pháp luật chỉ còn gốc chặt, cành ngọn và một lóng gỗ với khối lượng 0,260 m3. Vụ khai thác rừng trái pháp luật tại này thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai và UBND xã Ia Bă, huyện Ia Grai quản lý. Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện điều tra, xác minh, xử lý theo quy định.

Bước đầu, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai đã tiến hành họp và xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Ngọc Cư và ông Tạ Văn Triển – kiểm lâm địa bàn xã Ia Bă với hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trước tập thể cơ quan.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 13
Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 15

Trong giai đoạn 2016 – 2021, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã thanh tra tại 25 đơn vị chủ rừng trên địa bàn, trong đó có 21 Ban quản lý rừng phòng hộ, 3 công ty lâm nghiệp và một khu bảo tồn.

Thanh tra tỉnh Gia Lai đã kết luận chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra 9 vụ, trong đó có 2 vụ đã có quyết định khởi tố vụ án. Qua thanh tra, phát hiện tổng diện tích rừng bị mất là 9.684ha; với tổng số tiền sai phạm là hơn 27 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Gia Lai đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách hơn 12 tỷ đồng. Các chủ rừng sai phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước số tiền hơn 5 tỷ đồng, còn lại số tiền 7 tỷ đồng đang được đôn đốc thu hồi.

Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều có những sai phạm, từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, hiện đã cảnh cáo 10 cá nhân, khiển trách 14 cá nhân, kiểm điểm rút kinh nghiệm 20 tập thể và 135 cá nhân. Điển hình sai phạm diễn ra tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê, Bắc Biển Hồ, Ia Grai, Ya Hội, Đăk Đoa, Đức Cơ, Ia Puch, Ayun Pa, khu bảo tồn Kon Chư Răng…

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 17

Trước việc mất rừng diễn ra trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Hoan – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: “Những vụ phá rừng báo chí và cơ quan chức năng đã phát hiện cho thấy các đơn vị chủ rừng một phần nào thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để mất rừng. Quan điểm của Sở là luôn xử lý nghiêm đối với trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức khi để xảy ra tình trạng phá rừng hoặc hủy hoại rừng trên địa bàn”.

Tuy nhiên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cũng nhận định: “Đây là một cuộc chiến không cân sức. Khi lực lượng bảo vệ rừng chỉ sử dụng các công cụ hỗ trợ thô sơ, đơn độc đi tuần tra ở những cánh rừng già. Lâm tặc thường manh động, liều lĩnh để chống trả lực lượng chức năng. Thậm chí còn đe dọa đến tính mạng”.

Hiện có 2 lực lượng chính thường trực tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ rừng là kiểm lâm và nhân viên quản lý, bảo vệ rừng thuộc ban quản lý hoặc công ty lâm nghiệp. Lực lượng bảo vệ rừng trong những năm vừa qua luôn gặp khó khăn, gian khổ trong công tác tuần tra, kiểm soát.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 19

Điều khó khăn nhất đối với lực lượng này là những chế độ chính sách chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Song song, công việc đầy áp lực khi các nhân viên phải đi tuần tra ngày đêm trong rừng sâu mà tiền lương chỉ 3-6 triệu đồng/tháng.

“Đa phần, các nhân viên bảo vệ rừng đều là nguồn nhân lực trẻ và trình độ đại học, cao đẳng. Tuy nhiên họ phải sống trong rừng sâu, xa gia đình cả năm trời. Lương thì thấp, áp lực công việc thì lớn khiến cho các nhân viên nghỉ việc ngày một nhiều”, ông Hoan trăn trở.

Sở NN&PTNT Gia Lai hiện có 21 Ban quản lý rừng phòng hộ và 1 ban quản lý rừng đặc dụng với gần 500 cán bộ, viên chức. Trong đó, lực lượng chuyên trách khoảng 410 người làm công tác quản lý, bảo vệ rừng lại biến động liên tục. Nhiều người bỏ việc vì chế độ chính sách không có, thu nhập thấp. Được biết, trong năm 2021 đã có 7 người xin nghỉ việc và năm 2022, Sở đang thống kê, rà soát.

Chảy máu rừng Tây Nguyên: Ăn cám trả vàng và cuộc chiến không cân sức - 21

Vừa qua, Cao nguyên Kon Hà Nừng ở tỉnh Gia Lai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Việc công nhận này sẽ giúp lưu trữ các giá trị văn hóa lâu đời, có giá trị bảo tồn, hỗ trợ sinh kế và phát triển. Công tác bảo vệ rừng tại vùng lõi sẽ được tăng cường. Đồng thời, chương trình xây dựng khu sinh quyển cũng quan tâm để những người dân ở vùng đệm phát triển kinh tế với hình thức giao khoán giữ rừng, tăng cường sinh kế cho người dân trong việc phát triển chính sách và kêu gọi các nguồn đầu tư để chuyển đổi việc làm.

Nội dung: Phạm Hoàng

Thiết kế: Thủy Tiên

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/05/2022

 Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh con sao la làm linh vật. Xung quanh loài động vật từng gây chấn động thế giới vào năm 1992 này vẫn còn nhiều điều bí ẩn thú vị.

Năm 1992, trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh), lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện loài động vật mới trên thế giới, đó là sao la.

Tên sao la được phiên âm ra từ tiếng Thái và tiếng Lào, có nghĩa là “cặp sừng thẳng vút”. Trên khuôn mặt sao la có các đốm trắng “như những ngôi sao thể hiện sự tỏa sáng trong rừng thẳm”.

Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới - 1

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Việc phát hiện loài sao la đã gây chấn động trên thế giới, vì giới khoa học cho rằng một loài thú lớn được tìm thấy vào cuối thế kỷ XX là chuyện khó có thể xảy ra. Nhưng, trong ký ức của nhiều người dân xã Hương Điền (nay là xã Thọ Điền) và Hương Quang (nay là xã Quang Thọ), huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh, thì hình ảnh con sao la không quá xa lạ với họ. Những năm 1990 về trước, người dân nơi đây đã săn bắt được rất nhiều cá thể sao la. Tuy nhiên, thời điểm đó, họ chỉ gọi đây là loài dê sừng dài.
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới - 2
Các nhà khoa học đi thực địa tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Ảnh: Ông Tự cung cấp).

Ông Nguyễn Tiến Thanh (SN 1968), sinh ra và lớn lên tại xã Hương Quang, không lạ gì loài động vật này. Ông kể: “Trước đây, khu vực xã Hương Quang rất hoang vu, cây cối rậm rạp, chỉ có khoảng 12 hộ dân sinh sống. Loài vật này trước tập trung nhiều ở suối Chi Lời, từ chỗ chúng tôi sinh sống đi bộ đường rừng lên mất khoảng một tiếng đồng hồ”.

Cũng theo ông Thanh, ngày trước, cuộc sống của người dân xã Hương Quang phần lớn phải dựa vào rừng. Họ chủ yếu đi săn bắt, chặt gỗ để sinh sống, nên sao la cũng là một trong những loài vật bị săn bắt để làm thức ăn.

“Trước đây chủ yếu dùng chó săn để đi săn bắt thú rừng. Loài sao la này chúng tôi gọi là dê sừng dài, vì chúng có cặp sừng dài, thẳng vút rất đẹp. Thời điểm đó, chúng tôi săn về để làm thức ăn, chứ không biết là nó quý hiếm như thế nào đâu. Một vài ngày người dân lại bắt được loài vật này. Mãi đến khi được các cơ quan chức năng thông tin là loài động vật quý hiếm, lần đầu tiên được tìm thấy, chúng tôi mới biết”, ông Thanh cho biết.

Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới - 3
Ông Trần Bỉnh Tự bên các tài liệu về loài sao la (Ảnh: Đức Phạm).

Ông Trần Bỉnh Tự – nguyên cán bộ Vườn quốc gia Vũ Quang là người được đoàn nghiên cứu của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và WWF nhờ dẫn đường, cộng tác trong chuyến nghiên cứu, khảo sát tại Vườn quốc gia Vũ Quang vào năm 1990. Ông nói: “Mục đích của chuyến khảo sát là hỗ trợ ban quản lý khu bảo tồn về công tác nghiên cứu, bảo vệ các nguồn gen, giống, loài và đa dạng sinh học”.

Ông Tự kể, trong quá trình đi khảo sát, đoàn chuyên gia vào một nhà dân nằm ở gần bìa rừng, phát hiện tại đây đang lưu giữ bộ sừng thú thon dài và màu sắc rất đẹp. Các nhà khoa học đã thật sự sửng sốt vì bộ sừng này rất đặc biệt, không giống bất cứ sừng của loài động vật nào từng được công bố trước đó.

Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới - 4
Trạm nghiên cứu, bảo tồn sao la ngay trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Ảnh: Ông Tự cung cấp).

“Gia đình này cho biết đây là cặp sừng của con dê sừng dài. Trong một lần đi làm rẫy bẫy được và đã giết thịt. Thấy cặp sừng đẹp nên họ để lại treo trong nhà như vật trang trí. Các nhà khoa học lúc ấy nhận định đây chính là loài động vật mới nên đã mua lại cặp sừng để đưa về nghiên cứu và mở cuộc điều tra. Đến tháng 5/1992, đoàn khảo sát đã công bố cặp sừng này chính là của con sao la, thuộc họ bò và lần đầu tiên được phát hiện trên thế giới”, ông Tự nói.

Ngay sau khi loài sao la được công bố, Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và WWF đã quyết định thành lập Trạm nghiên cứu, bảo tồn sao la ngay trong Vườn quốc gia Vũ Quang.

“Sao la có trọng lượng có thể lên tới 100 kg và cao 84 cm, cùng cặp sừng đẹp mắt dài đến 50 cm. Sao la là một loài nhút nhát, đánh hơi người rất giỏi nên để phát hiện ra chúng là cực kỳ khó khăn. Từ năm 1992-1997, các nhà nghiên cứu cũng chỉ thu thập được một số mẫu chân, mà không thấy bóng dáng của một cá thể sao la nào”, ông Tự cho biết.

Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới - 5
Hình ảnh chiếc đầu và cặp sừng của một con sao la được người dân treo trong nhà trước đây (Ảnh: Người dân cung cấp).

Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Vũ Quang cho biết thêm, sao la là một mẫu vật sống quý giá cho các nhà nghiên cứu về các loài động vật cổ đại, vì qua hàng triệu năm, bộ gen của chúng vẫn giữ nguyên, tồn tại và thích nghi với môi trường sống cho tới tận bây giờ .

“Sao la là một loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới, chỉ tồn tại ở vùng rừng núi hoang sơ nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Lào”, ông Hùng cho biết.

Theo ông Hùng, từ ngày loài sao la được công bố, Vườn quốc gia Vũ Quang cũng đã nhiều lần phối hợp với các nhà nghiên cứu khoa học thực hiện một số dự án về bảo tồn sao la nhưng quá trình thực địa không tìm thấy được con vật này.

“Loài sao la vừa rồi cũng được phát hiện tại tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế. Còn tại Hà Tĩnh từ lâu rồi rất ít có các chương trình, dự án nghiên cứu để điều tra về loài này. Chính vì thế mà sao la có còn sinh sống, tồn tại tại Vườn quốc gia Vũ Quang hay không cũng đang là một điều bí ẩn”, ông Hùng nói.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/linh-vat-sea-games-31-loai-thu-co-dai-duoc-cho-la-bi-an-nhat-the-gioi-20220509215111205.htm

Rác thải vẫn “bủa vây” nhiều tuyến phố của Thủ đô

Rác thải vẫn “bủa vây” nhiều tuyến phố của Thủ đô

04/05/2022

Dạo một vòng các tuyến phố Thái Hà, Giải Phóng, Hoàng Hoa Thám… không khó để bắt gặp hình ảnh rác thải sinh hoạt chất từng đống lớn, nhỏ. Việc rác, phế thải xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ, không chỉ tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mỹ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.

Vỉa hè của những tuyến phố kể trên luôn là điểm đến của người dân thiếu ý thức vứt rác, xả rác bừa bãi, thậm chí ở nhiều đoạn, rác còn tràn xuống dưới lòng đường rất mất vệ sinh. Việc đổ rác trộm diễn ra hằng ngày, nhiều nhất là vào buổi sáng sớm, tối muộn. Trước tình trạng trên đề nghị chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan sớm kiểm tra, tiến hành thu gom rác và có biện pháp xử phạt thật nghiêm những trường hợp vi phạm để ngăn ngừa tình trạng này, bảo đảm tuyến phố được phong quang, sạch sẽ, môi trường trong lành.

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi lại được trên một số tuyến phố của Hà Nội.

a159.jpgRác thải “bủa vây” nhiều tuyến phố của Thủ đô

a151.jpgDạo một vòng các tuyến phố Thái Hà, Giải Phóng, Hoàng Hoa Thám…
a153.jpgKhông khó để bắt gặp hình ảnh rác thải sinh hoạt chất từng đống lớn, nhỏ.
a157.jpgViệc rác, phế thải xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ, không chỉ tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mỹ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường
a150.jpgViệc đổ rác trộm diễn ra hằng ngày, nhiều nhất là vào buổi sáng sớm, tối muộn
a156.jpgTrước tình trạng trên đề nghị chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan
a158.jpgSớm kiểm tra, tiến hành thu gom rác
a155.jpgBảo đảm tuyến phố được phong quang
a147.jpgXanh sạch, môi trường trong lành
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm gây mất vệ sinh môi trường

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm gây mất vệ sinh môi trường

04/05/2022

Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm gây mất vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, trông giữ phương tiện… Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội mở đợt cao điểm ra quân xử lý các trường hợp vi phạm, phục vụ người dân tham gia giao thông được an toàn, thuận lợi dịp lễ 30/4 và 1/5.

a160.jpgLực lượng chức năng Hà Nội tập trung xử lý vi phạm gây mất vệ sinh môi trường  

Theo đại diện Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để công tác xử lý các vi phạm được hiệu quả lực lượng Thanh tra Sở đã phối hợp với Công an thành phố Hà Nội, chính quyền các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm gây mất vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn.

Theo đó, lực lượng chức năng thành phố sẽ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công các công trình giao thông, đào đường, đào vỉa hè để thi công không đảm bảo  các điều kiện cho phép, không đảm bảo phương án phân luồng giao thông được duyệt, gây bụi bẩn, ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường.

Tổ chức xử lý các phương tiện dừng đỗ trái quy định, các điểm trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe không phép, sai phép, xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh bày bán hàng, tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, để trái phép phế thải xây dựng, chất thải… gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và gây mất trật tự an toan giao thông.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm trông giữ phương tiện xung quanh các khu vực vui chơi, giải trí, vườn hoa, công viên, đền, chùa và các khu vực tổ chức sự kiện chính trị, văn hoá, thể thao… Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý, đề xuất Sở Giao thông vận tải Hà Nội thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nhiều lần trong hoạt động kinh doanh trông giữ phương tiện trên địa bàn thành phố.

Xử lý nghiêm các phương tiện chở hàng quá tải trọng quy định, kiểm soát tải trọng ngay tại đầu nguồn, các phương tiện tự ý cải tạo, thay đổi kích thước thành thùng xe, xe chở vật liệu rơi đất, phế thải, vật liệu xây dựng gây bụi bẩn mất vệ sinh môi trường giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt khu vực các quận nội thành, kiểm tra xử lý các xe chở bê tông thương phẩm hoạt động trên các tuyến đường vi phạm thời gian, tuyến đường, tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện quá khổ, quá tải trên các tuyến quốc lộ, đường đê.

Xử lý xe taxi dừng, đỗ trái quy định tại các cổng bệnh viện, nhà ga, trung tâm thương mại; xe taxi che biển kiểm soát tại khu vực các cổng bệnh viện, bến xe; xe taxi dù, xe buýt không đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách, xe nhái thương hiệu xe buýt…

Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận

Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận

04/05/2022

Cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Sông Cái, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ – tỉnh Ninh Thuận, có dung tích 219 triệu m3 hoàn thành đưa vào sử dụng có vai trò rất lớn trong quản lý Tài nguyên nước đối với tỉnh nhà.

Ninh Thuận thuộc vùng cực Nam Trung Bộ, là tỉnh được đánh giá khô hạn nhất của cả nước. Những năm gần đây, tỉnh đã xảy ra nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp (chỉ từ 1.000mm đến 1.400mm), nhưng lại có sự biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Nếu lượng mưa trung bình hằng năm tại khu vực ven biển khoảng 600mm, thì vùng núi cao lại lớn hơn 2.000mm.

Công trình hồ chứa nước Sông Cái có tổng dung tích 219 triệu m3
Thông thường vào mùa mưa, thời gian có mưa không nhiều, nhưng tập truug vào một số trận mưa có cường xuất rất to, điển hình như vùng thượng nguồn lưu vực sông Cái Phan Rang; để lại thời kỳ thiếu mưa, cạn kiệt kéo dài. Bên cạnh đó, hệ thống sông, suối trên địa bàn của tỉnh ngắn và rất dốc, cho nên mùa lũ nước sông lên nhanh và cũng xuống nhanh; mùa cạn mực nước xuống thấp, nhiều sông, suối bị tắt dòng, khiến cho một số sông vùng hạ lưu bị xâm nhập mặn ngày càng nhiều.
Trước đây, toàn tỉnh có 21 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế hơn 194 m3 thường xuyên thiếu nước vào mùa hạn. Vì vậy, Cụm công trình đầu mối hồ chứa Sông Cái, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ – tỉnh Ninh Thuận, có dung tích 219 triệu m3 hoàn thành đưa vào sử dung có vai trò rất lớn trong quản lý Tài nguyên nước đối với tỉnh nhà; tháng 3/2021, Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã thống nhất cho dự án tích nước.
Cụm công trình hồ chứa nước Sông Cái gồm 5 đập dài 2.770m, cao 66m, dung tích 219 triệu m3. Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ tưới cho 7.480ha hạ lưu; tiếp nước hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm Cấm, các hồ Cho Mo, Thành Sơn, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh; tạo nguồn cho thủy điện tích năng Bác Ái và 2 Nhà máy thủy điện. Đồng thời tạo nguồn tiếp nước cho vùng Nam Cam Ranh (Khánh Hòa) và giúp giảm nhẹ lũ hạ du và nuôi trồng thủy sản lòng hồ.
Qua đánh giá sơ bộ, hiệu quả rất lớn của hồ Sông Cái trong việc giảm thấp đỉnh lũ của trạm Thủy văn Tân Mỹ  và Phan Rang ở phía hạ lưu.
Trong các ngày 27 và 30/10, khu vực tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng của rìa Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường; rìa Bắc rãnh thấp có trục từ 5 đến 8 vĩ độ Bắc; nhiễu động trong đới gió Đông trên cao hoạt động trung bình mạnh; gió Đông Bắc có cường độ trung bình.
Trong khoảng 120 giờ (từ ngày 27 đến ngày 30/11/2021) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 150 đến 250mm; trong đó, tại Lợi Hải: 276,2mm, Vĩnh Hải: 292,8m, Nhơn Hải: 282mm, Công Hải 314,9mm.
Do mưa lớn diện rộng, kết hợp một số hồ chứa điều tiết phòng lũ. Từ chiều ngày 28, trên các sông suối khu vực tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một đợt lũ kép.
Trên Sông Cái tại trạm Phước Bình vào lúc 06 giờ ngày 30/11 mực nước đỉnh lũ 240.05m, với biên độ lũ là 2.50m, sau đó giảm chậm. Đến 17 giờ cùng ngày mực nước lũ lên lại, vào lúc 23 giờ mực nước đỉnh lũ lần 2 là 240.05m.

Vận hành điều tiết lũ hồ Sông Cái 
Tại trạm Tân Mỹ vào lúc 10 giờ ngày 29/11 mực nước đỉnh lũ 35.64m, trên báo động 1 là 0.14m, sau đó giảm chậm. Đến 4 giờ ngày 30/11 mực nước lũ lên lại, vào lúc 11 giờ mực nước đỉnh lũ lần 2 là 36.47m, xấp xỉ báo động 2, sau đó giảm chậm. Đến 17 giờ ngày 30/11 mực nước lũ lên lại, vào lúc 5 giờ ngày 01/12 mực nước đỉnh lũ lần 3 là 36.90m, trên báo đong 2 là 0.40m.
Tại trạm Phan Rang mực nước đỉnh lũ lần 1 ở mức nhỏ hơn báo động 1. Đến 9 giờ ngày 30/11 mực nước lũ lên lại, vào lúc 1 giờ mực nước đỉnh lũ lần 2 là 2.60m, trên báo động 1 là 0.10m.
Theo số liệu thống kê, với lượng mưa phổ biến tại các trạm đo mưa nội tỉnh và mực nước đỉnh lũ, biên độ lũ của trạm thủy văn Phước Bình như trên; thì tương ứng tại Trạm thủy văn Tân Mỹ đã xuất hiện đỉnh lũ ở mức xấp xỉ báo động khẩn cấp. Do có sự tham gia điều tiết của hồ Sông Cái, mực nước đỉnh lũ tại Tân Mỹ chỉ ở mức dưới báo động 2 và tại Phan Rang chỉ ở mức xấp xỉ báo đông 1.
Sau một năm vận hành tích nước hồ Sông Cái đã có vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu khả năng thiếu nước của tỉnh Ninh Thuận.
Hiện nay, sau khi hồ Sông Cái vận hành tích nước, toàn tỉnh đã có 22 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế hơn 414 triệu m3. Tính đến ngày 15/4, toàn tỉnh có tổng dung tích là 234 triệu m3, chiếm 57%  tổng dung tích thiết kế.
Trước đây, toàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế hơn 194 triệu m3, thường xuyên thiếu nước vào mùa hạn. So với cùng kỳ năm 2020, toàn tỉnh có tổng dung tích là 34 triệu m3, chiếm 17% tổng dung tích thiết kế. Cùng kỳ năm 2021, có tổng dung tích là 88 triệu m3, chiếm 45% tổng dung tích thiết kế.
Theo số liệu thống kê, ngay trong thời kỳ cao điểm của mùa cạn năm 2022, tại Ninh Thuận có tổng dung tích hồ chứa cao hơn 40 triệu m3 so với tổng dung tích thiết kế trước đây và cao hơn 200 triệu m3 so với năm 2020 cùng thời kỳ. Như vậy, với tổng dung tích tăng lên một lượng rất lớn, làm giảm hẳn tình trạng thiếu nước của tỉnh vào mùa cạn.
Như đánh giá sơ bộ ở trên, Công trình hồ chứa Sông Cái đã phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Ninh Thuận; trong đó việc cắt giảm đỉnh lũ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lũ lụt cho vùng hạ du và duy trì dung tích hồ, điều tiết lưu lượng nước cho hệ thống thủy lợi Tân Mỹ giúp tỉnh Ninh Thuận đảm bảo nguồn nước vào mùa khô. Ngoài ra hồ Sông Cái còn bổ sung lượng nước ngầm đáng kể và điều hòa không khí cho vùng rộng lớn thường xuyên phải chịu tác động của thời tiết khô nóng…
ThS. Đặng Thanh Bình – Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Thuận
Khám phá thế giới dưới đáy Biển Bắc bằng công nghệ thực tế ảo

Khám phá thế giới dưới đáy Biển Bắc bằng công nghệ thực tế ảo

25/04/2022

NABU, một tổ chức phi chính phủ của Đức ngày 20/4 đã triển khai dự án mới cung cấp một chuyến tham quan thực tế ảo thế giới dưới nước của Biển Bắc.

Khám phá thế giới dưới đáy Biển Bắc bằng công nghệ thực tế ảo - Ảnh 1.

Một chuyến tham quan thực tế ảo thế giới dưới nước. Ảnh: nabu.de

Tổ chức Liên minh bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học (NABU), một tổ chức phi chính phủ của Đức ngày 20/4 đã triển khai dự án mới cung cấp một chuyến tham quan thực tế ảo thế giới dưới nước của Biển Bắc.

Chuyến tham quan được thực hiện qua trang web Nordsee.LIFE của NABU, với 16 bối cảnh khác nhau về môi trường sống của khoảng 100 loài động, thực vật trên và dưới mặt nước.

Trang web Ostseel.LIFE ra đời năm 2018 nhằm nâng cao nhận thức và bảo vệ đa dạng sinh học của Biển Baltic. Giờ đây, trang web trở thành địa điểm khám phá những bí ẩn và vẻ đẹp của cả 2 vùng biển của Đức.

Trưởng Nhóm bảo tồn biển tại NABU, bà Kim Detloff cho biết, bằng cách sử dụng máy tính bàn, máy tính bảng hay điện thoại thông minh và kính thực tế ảo, du khách có thể tham quan những nơi không thể hoặc khó tiếp cận trong thực tế.

Chuyến tham quan ảo cũng phản ánh mức độ can thiệp của con người vào các hệ sinh thái nhạy cảm thông qua các hoạt động vận chuyển hàng trên biển, đánh bắt cá dưới đáy biển sâu và hoạt động của trang trại điện gió ngoài khơi, cũng như việc lập các khu vực bảo tồn có tác dụng như thế nào.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nói không với túi nilông dùng một lần: Không chờ đến năm 2026!

Nói không với túi nilông dùng một lần: Không chờ đến năm 2026!

25/04/2022

TTO – Các siêu thị, trung tâm thương mại hiện chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ túi thân thiện môi trường, trong khi lượng lớn túi nilông dùng một lần vẫn được sử dụng gần như 100% tại các chợ, cửa hàng khác.

Mấy ngày qua, thông tin từ năm 2026 sẽ thực hiện xử phạt các siêu thị, trung tâm thương mại cung cấp túi nilông dùng một lần cho khách hàng thực sự thu hút, bàn luận của nhiều người. Trong đó bật lên câu hỏi: Sao không phải sớm hơn, vào năm 2023 chẳng hạn?

Câu hỏi này được nhiều bạn đọc đặt ra trên Tuổi Trẻ Online và từ ghi nhận thực tế, có cơ sở để mọi người cùng nhau quyết tâm. Tất nhiên cần thêm một chút điều chỉnh chính sách để việc thực hiện suôn sẻ hơn.

Có thêm khách nhờ không xài túi nilông

Ghi nhận tại TP.HCM, các siêu thị, nhà bán lẻ cho biết đang xây dựng kế hoạch và từng bước thực hiện theo lộ trình giảm túi nhựa dùng một lần; hướng đến vào cuối năm 2025 sẽ thực hiện không bán túi nilông dùng một lần, mà vẫn bảo đảm phục vụ khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên hiện đã có nhiều hệ thống nói không với túi nilông dùng một lần.

Đi đầu trong xây dựng thói quen mua sắm, tiêu dùng không túi nilông có thể kể đến hệ thống MM Mega Market. Từ năm 2002, hệ thống này đã triển khai việc không sử dụng túi nilông khi khách mua sắm và ban đầu đã gặp phản ứng khó chịu từ khách hàng, một số khách còn gây khó khăn khi họ lỡ quên mang theo túi. Nhưng cùng với thời gian, nhận thức về vấn đề môi trường, thói quen mới được hình thành, nhiều khách hàng đã quen với việc chuẩn bị sẵn túi đựng hàng mỗi khi mua sắm tại siêu thị.

“Chúng tôi còn có những khách hàng gắn bó hơn với MM nhờ chính sách này”, đại diện MM Mega Market cho biết.

Nhiều năm qua, 100% quầy thu ngân của hệ thống siêu thị này trên toàn quốc không còn phát túi nilông cho khách khi tính tiền. Thay vào đó, khách được khuyến khích mua túi tái sử dụng nhiều lần được bán và trưng sẵn ở mỗi quầy tính tiền. Nếu không, ngay phía bên ngoài trước sân khu vực đỗ xe, khách cũng được lựa chọn đóng hàng từ các thùng carton và băng keo hoàn toàn miễn phí mà siêu thị trang bị cho khách hàng.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-4, lãnh đạo Saigon Co.op cho biết hệ thống siêu thị của Saigon Co.op cũng đã ngưng sử dụng các túi nilông khó phân hủy. Hiện hệ thống sử dụng 100% túi tự hủy sinh học được chứng nhận thân thiện môi trường do Tổng cục Môi trường cấp từ năm 2012 và duy trì các loại túi này cho đến nay.

Theo vị này, mặc dù đã sử dụng 100% các bao bì thân thiện môi trường nhưng Saigon Co.op vẫn khuyến khích khách hàng hạn chế sử dụng loại túi này, thay vào đó là sử dụng các túi có thể dùng lại nhiều lần thông qua các chương trình như “tái sử dụng tạo tương lai”, “quầy tính tiền xanh”…

Ngoài ra, vị này cho biết Saigon Co.op cũng tìm kiếm các giải pháp thân thiện môi trường hơn nữa như túi phân hủy sinh học, túi tinh bột… để hướng đến phát triển bền vững.

Saigon Co.op cũng là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng thực hiện Ngày không túi nilông (ngày 10-6) trên hệ thống bán lẻ của mình với hơn 750 siêu thị lớn nhỏ tham gia, khuyến khích khách hàng sử dụng túi giấy, thùng giấy, túi môi trường, túi vải sử dụng nhiều lần thân thiện với môi trường khi mua sắm.

Còn lãnh đạo chuỗi siêu thị Kingfoodmart (TP.HCM) cho biết từ khi thành lập đến nay, hệ thống này đã sử dụng túi tự hủy thân thiện với môi trường trên toàn bộ 10 siêu thị. Theo vị này, việc này cũng nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng nên doanh nghiệp “tự tin” thực hiện xuyên suốt.

Nói không với túi nilông dùng một lần: Không chờ đến năm 2026! - Ảnh 2.

Khách đựng hàng hóa bằng túi tái sử dụng nhiều lần khi mua sắm tại siêu thị MM Mega Market, TP Thủ Đức, TP.HCM (ảnh chụp chiều 22-4) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

“Điểm nóng” ở chợ truyền thống

Ông Trần Việt Anh – Công ty CP xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam – cho biết doanh nghiệp của ông đã cung cấp các loại túi tự hủy, túi thân thiện môi trường cho các siêu thị lớn ở Việt Nam cũng như xuất khẩu các loại túi này sang nhiều nước. Do đó, ông Việt Anh cho rằng việc Việt Nam đặt mục tiêu để các siêu thị, trung tâm thương mại chuyển sang các loại túi thân thiện với môi trường là khả thi.

Tuy vậy, ông Việt Anh cho hay các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ túi thân thiện môi trường, trong khi lượng lớn túi nilông dùng một lần vẫn được sử dụng gần như 100% tại các chợ, cửa hàng khác.

Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống ở Hà Nội như chợ La Cả (Dương Nội, Hà Đông), chợ đầu mối Phùng Khoang (Trung Văn, Nam Từ Liêm), chợ đầu mối Long Biên (Phúc Xá, Hoàn Kiếm) và hàng loạt chợ cóc trên địa bàn thành phố cho thấy việc sử dụng túi nilông để đựng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thực phẩm khô… đã trở thành thói quen của hầu hết người bán hàng và các bà nội trợ.

Mờ sớm ngày 22-4, tại cổng chợ đầu mối rau quả Phùng Khoang có tới hàng ngàn bà nội trợ tay xách 4 – 5 túi nilông đựng đủ thứ rau quả, thịt, cá… rời cổng chợ về nhà. Khi được hỏi về những túi nilông đựng đồ trên tay, bà Nguyễn Thị Loan, một người đi chợ sớm, nói: “Mình mua bao nhiêu món đồ thì người bán hàng cho từng ấy túi nilông. Túi nilông rất rẻ, thường người bán hàng mua theo cân, mỗi cân có tới cả trăm túi nên không ai tính tiền túi đựng đồ với khách hàng cả”.

Tương tự, tại chợ rau La Cả (phường Dương Nội) nổi tiếng của quận Hà Đông, mỗi sáng các bà nội trợ và tiểu thương trong chợ vẫn vô tư sử dụng túi nilông. Xách lễ mễ trên tay cả chục túi nilông đựng đồ vừa mua tại chợ, bà Trần Thị Hoàng nói vội từ xưa đến nay có ai tính tiền túi đựng đồ đâu mà phải nghĩ, về nhà cứ dùng xong thì bỏ vào thùng rác sẽ có nhân viên vệ sinh môi trường đến thu dọn hằng ngày.

Hay tại chợ đầu mối Long Biên – chợ đầu mối rau quả lớn nhất Hà Nội, hầu hết người mua và tiểu thương đều không quan tâm tới những túi, những bao nilông kích thước lớn đang đựng hàng chục cân rau quả phía sau xe máy họ mang về.

Chị Đặng Thị Phương, một người chuyên bán rau tại một chợ cóc trên phố Định Công, Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết mỗi lần dùng các bao, túi nilông xong chị thường xả thẳng vào các thùng để rác công cộng bên đường.

Hệ quả là sau mỗi phiên chợ sáng, hàng trăm tấn túi nilông được xả ra khắp các chợ truyền thống, chợ cóc tại Hà Nội. Hầu hết lượng túi nilông, rác thải nhựa ở các chợ truyền thống, khu dân cư, các siêu thị thải ra hằng ngày tại Hà Nội đều được các công ty môi trường thành phố đem đi chôn lấp tại các bãi rác tập trung mỗi ngày. Và ít ai biết rằng hàng triệu túi nilông thiếu thân thiện với môi trường xả ra mỗi ngày hiện nay phải mất nhiều chục năm sau mới có thể phân hủy được.

Nói không với túi nilông dùng một lần: Không chờ đến năm 2026! - Ảnh 3.

Các tiểu thương ở chợ sử dụng túi nilông để đựng thực phẩm cho khách (ảnh chụp tại chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 21-4) – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cùng thực hiện mới mong có kết quả tốt

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trung Thắng – viện phó Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường – cho biết theo nghị định 08 năm 2022 thì sau năm 2025, các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, khu du lịch phát túi nilông dùng một lần cho khách hàng như hiện nay sẽ bị các địa phương xử phạt hành chính.

 Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ có các chính sách khuyến khích sử dụng túi tái sử dụng, túi sử dụng nhiều lần hoặc cung cấp thùng carton để đựng hàng hóa. Các siêu thị có thể bán túi bền và túi có thể tái sử dụng để gia tăng lợi nhuận hoặc cho mượn túi để gia tăng uy tín đối với khách hàng.

Theo bà Kim Thị Thúy Ngọc – trưởng phòng khoa học công nghệ hợp tác quốc tế Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, từ kinh nghiệm quốc tế, viện đang đề xuất nhiều giải pháp khác nhau để giảm thiểu túi nilông. Để giảm thiểu sử dụng túi nilông cần nâng cao nhận thức cộng đồng và đây là yếu tố quan trọng nhất.

“Chúng tôi nhiều lần khuyến nghị người dân, các siêu thị sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường để thay thế túi nilông”, bà Ngọc nói.

Về giải pháp cụ thể để giảm sử dụng túi nilông khó phân hủy, bà Ngọc nhấn mạnh viện đã kiến nghị nhiều giải pháp như khách hàng có thể mua các loại túi dùng nhiều lần, có thể tái sử dụng. Siêu thị có thể triển khai chương trình cho mượn hoặc thuê túi cho những khách hàng quên mang theo túi khi đi siêu thị, hoặc sử dụng thanh toán trực tuyến và công nghệ kỹ thuật số để khuyến khích giảm sử dụng túi nilông.

Nhiều giải pháp giữ hàng tươi sống

Để thay thế túi nilông đựng thực phẩm tươi sống hiện nay, bà Ngọc khuyến nghị nên ghi nhãn và nhận dạng thực phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ “Laser Food” có thể thay thế nhựa dùng một lần. Bên cạnh đó, cần thực hiện đóng gói bao bì bằng vật liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương như giấy, lá chuối và các loại lá xanh khác. Đầu tư công nghệ và cơ sở vật chất để giữ cho sản phẩm tươi sống như: công nghệ làm lạnh sử dụng “phun sương”, khách hàng có thể sử dụng hộp đựng của mình.

Người bán hàng phải đồng hành

Đại diện một siêu thị cho rằng đồng hành cùng với người tiêu dùng để từ bỏ một thói quen tiện lợi sang hành động có trách nhiệm là một quá trình dài hơi. Trong đó, nhà bán lẻ phải liên tục tuyên truyền tác hại của rác thải nhựa, túi nilông, phân loại, tái chế trên các phương tiện truyền thông xã hội…

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail, khẳng định mục tiêu trước năm 2026, các siêu thị không còn sử dụng túi nilông phát miễn phí mà vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất là hoàn toàn khả thi. Bởi hiện nay, khách đến siêu thị đã rất chủ động hạn chế sử dụng túi nilông, nhân viên cũng được tập huấn không phát thừa túi cho khách.

N.HIỂN – N.BÌNH – B.NGỌC
Nguồn: https://tuoitre.vn/noi-khong-voi-tui-nilong-dung-mot-lan-khong-cho-den-nam-2026-20220423090705187.htm