Tiểu hành tinh Chicxulub va chạm với Trái đất gây ra sóng thần cao hàng ngàn mét, hủy diệt khủng long và nhiều loài động vật trên Trái đất.
Trưởng nhóm nghiên cứu Molly Range cho biết: “Tiểu hành tinh Chicxulub đã dẫn đến một trận sóng thần khổng lồ trên toàn cầu, những trận sóng thần chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại”.
Range và các đồng nghiệp của cô đã trình bày nghiên cứu này tại cuộc họp thường niên của Liên minh Địa vật lý Mỹ vào ngày 14/12 năm ngoái ở Washington, DC .
Ý tưởng cho dự án này bắt nguồn khi hai cố vấn của Range – Ted Moore và Brian Arbic, tại Khoa Trái đất và Khoa học Môi trường tại Đại học Michigan, Mỹ – nhận ra rằng, có một lỗ hổng trong nghiên cứu về tiểu hành tinh Chicxulub.
Các nhà nghiên cứu biết rằng, tiểu hành tinh này đã va vào vùng nước nông ở Vịnh Mexico. Họ đã phải nhờ Brandon Johnson, một trợ lý giáo sư nghiên cứu tác động cratering tại Đại học Brown ở Rhode Island, thực hiện mô hình của vụ va chạm.
Johnson đã chạy một mô hình chi tiết những gì đã xảy ra trong 10 phút sau vụ va chạm, khi miệng núi lửa sâu 1,5 km và vụ nổ rất mạnh nên vẫn chưa có nước trong miệng núi lửa. Tại thời điểm này, nước đang di chuyển trở lại miệng núi lửa, sau đó tràn vào miệng núi lửa và chảy ngược ra ngoài, tạo thành sóng thần.
Range cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng, trận sóng thần này đã di chuyển khắp đại dương, trong mọi lưu vực đại dương. Ở Vịnh Mexico, nước di chuyển nhanh tới 143 km/h. Trong vòng 24 giờ đầu tiên, ảnh hưởng của tác động của sóng thần đã lan ra khỏi Vịnh Mexico và đến Đại Tây Dương, cũng như qua đường biển Trung Mỹ”.
Sau con sóng cao 1.500m ban đầu, những con sóng khổng lồ khác đã làm rung chuyển các đại dương trên thế giới. Ở Nam Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, sóng đạt độ cao tối đa là 14 m. Ở Bắc Thái Bình Dương, chúng cao tới 4 m. Trong khi đó, Vịnh Mexico chứng kiến những con sóng cao tới 20 m ở một số điểm và 100 m ở những điểm khác.
Khó có thể tưởng tượng một trận sóng thần kinh hoàng như vậy, vì vậy các nhà nghiên cứu đã so sánh nó với trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 khiến ít nhất 225.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, trận sóng thần Chicxulub có năng lượng lớn hơn từ 2.500 đến 29.000 lần so với trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004.
Trận sóng thần khổng lồ này không phải là sự kiện duy nhất khiến khủng long bị tuyệt chủng. Tiểu hành tinh Chicxulub cũng kích hoạt sóng xung kích và đưa một lượng lớn đá nóng và bụi vào bầu khí quyển, chúng cọ xát với nhau, tạo ra nhiều ma sát đến mức gây cháy rừng và thiêu chín động vật.
Bài viết liên quan: